Spinning được biết đến là mô hình nến Nhật – một công cụ giúp phân tích chiến lược giao dịch hiệu quả. Nó có những đặc điểm riêng biệt và thể hiện sự thiếu quyết đoán, do dự trên thị trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị bạn đọc tìm hiểu tất tần tật thông tin về mô hình này. Cùng đón đọc hết nhé!.
Spinning là gì?
Spinning top được biết đến là mô hình nến Nhật có thân nhỏ với phần râu dài. Nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài sẽ khiến chúng ta dễ liên tưởng tới con xoay. Khi spin tops xuất hiện là lúc thị trường giao dịch có sự chững lại do người mua và bán thiếu quyết đoán trong khi lựa chọn.
Vì không thuộc bộ nến tiếp diễn hay đảo chiều, cho nên nến spinning top có nhiệm vụ chỉ ra sự phân vân trên thị trường về xu hướng giá sắp tới. Một số người chơi có lối tư duy khác biệt lại cho rằng đây là dấu hiệu cho sự cân bằng của thị trường giao dịch.
Và tất nhiên, khi mô hình này xuất hiện ở đầu hoặc cuối 1 xu hướng sẽ cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra. Trong trường hợp spinning ở giữa xu hướng cho biết tỷ lệ thành công là không hề đáng kể. Có thể nó là 1 nến tăng hoặc giảm, nhưng trong phân tích kỹ thuật thì màu sắc của nến không quá quan trọng.
Sự hình thành của nến Spinning Top
Khi mô hình nến Spin top diễn ra thì biến động giá luôn trong tình trạng giằng co. Nhất là giữa bên bán và bên mua khiến cho mức giá mở cửa cùng đóng cửa tương đương nhau.
Nếu người chơi kết hợp mô hình nến trong chiến lược giao dịch đầu tư của mình. Lợi thế duy nhất của nó là giúp cho trader xác định dễ dàng mức đầu tư với thời gian tối thiểu.
Cũng chẳng có gì khó hiểu khi đằng sau của mô hình là do các nhà giao dịch đã tác động vào giá. Khiến cho biên động giá lúc cao hơn hoặc thấp hơn trong suốt thời gian hình thành nến. Vậy nên dẫn tới việc khi giá giá mở cửa trở lại rất gần với giá đóng cửa.
Về cơ bản thì cấu trúc cũng như logic của nến Spinning top gần giống với nến Doji. Tuy nhiên, phần thân nến của Spinning lại rộng hơn khiến người chơi nhận thấy sự chuyển động đáng kể về giá hơn trong cây nến.
Ngoài ra, mô hình nến con xoay (Spinning top candle) có thân nến nhỏ. Điều này cho thấy cả bên bán và mua đều không giành được quyền kiểm soát thị trường. Khi nến xoay xuất hiện, nó cảnh báo sau 1 xu hướng tăng nên áp lực mua ngày một mất dần đi.
Có thể bạn quan tâm: Nến Pin Bar là gì? Cách áp dụng Pin Bar để đầu tư Forex hiệu quả
Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Spinning
Các trader nhận ra mô hình nến spinning top bởi đặc điểm của nó:
- Phần thân nến vô cùng nhỏ
- Chiều dài thân nến bé hơn chiều dài của bóng nến
- Màu sắc nến không quan trọng bằng khu vực mà nó xuất hiện
- Tín hiệu của mô hình mạnh thì độ dài của bóng nến càng lớn
- Độ dài của bóng trên – dưới phải ít hơn hoặc bằng kích thước của thân nến
Màu sắc của Spinning Top Candle
Có một số người chơi thắc mắc không biết màu sắc của những mô hình nến này có quan trọng hay không? Trên thực tế, điểm mấu chốt lại không nằm ở vấn đề này. Bởi khi nến đỏ xuất hiện chưa chắc đã là tín hiệu cho thấy xu hướng giá giảm. Còn nến xanh thì không hẳn là tín hiệu của xu hướng giá tăng.
Có thể lấy ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn như sau: Trong biểu đồ của giao dịch, nến Spinning Top màu xanh có thể tạo đảo chiều giá giảm. Tuy nhiên, nếu nó nằm ở vị trị kháng cự thì có thể đảo chiều tăng giá.
Còn nến màu đỏ nằm phía dưới nến xanh cũng có công dụng tương tự như vậy. Đó là đảo chiều tăng ở vùng hỗ trợ bên dưới và đảo chiều giảm ở kháng cự bên trên. Vậy nên, màu sắc của mô hình nến Spinning Top không thực quan trọng bằng khu vực mà nó xuất hiện.
Diễn biến tâm lý của mô hình nến Spinning Top
Nếu bạn muốn biết diễn biến tâm lý của mô hình nến Spinning tops thì cần phải hiểu rõ 1 điều. Khi nó xuất hiện, thể hiện qua phần bóng nến với thân trên và dưới dài cho thấy sự thiếu quyết đoán của thị trường.
Bên mua thì đẩy giá mạnh lên cao mà trong khi đó bên bán lại tìm cách đưa giá thấp xuống dưới. Đến cuối cùng, giá đóng cửa với giá mở cửa vẫn gần sát nhau. Điều này khiến cho xu hướng giá dần yếu đi và thị trường có khả năng sẽ đi ngang (sideway).
Tuy nhiên, trong trường hợp mô hình nến này xuất hiện ở vùng đặc biệt như kháng cự hay hỗ trợ. Sự tăng hoặc giảm giá cùng lúc hiện ra, báo hiệu cho sự đảo ngược giá với các yếu tố thuận lợi có thể xảy ra.
Ý nghĩa mô hình nến Spinning Top mang lại
Tuy không được coi là mô hình nến hữu ích để vào lệnh giao dịch trên thị trường. Spinning Top vẫn có nhiều tác dụng trong việc thu thập, phân tích biểu đồ. Tuy nhiên, tùy từng lúc hoặc vị trí của nến xuất hiện thì mới có công dụng.
Khi cả bên mua và bán đều có thái độ lưỡng lự, chần chừ, do dự cùng các hành động thiếu quyết đoán mạnh mẽ. Lúc này, chiều dài râu nến hai bên bỗng đều nhau cho thấy sự cân bằng của cả 2 bên.
Cho nên, không có bên nào đẩy được giá về phía mà mình mong muốn hay chiếm được ưu thế. Như vậy, người chơi khó có thể dự đoán được trong tương lai giá sẽ theo xu hướng tăng hay giảm.
Nếu như bạn thấy nến có màu xanh, sẽ nghiêng một chút về bên mua. Còn nến có màu đỏ sẽ nghiên 1 chút về bên bán. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không nhiều và đáng kể. Tốt nhất bạn không nên thực hiện giao dịch tại khung thời gian này nếu không sẽ thất bại.
So sánh nến Spinning Top với mô hình nền khác
Xét theo hình dáng, mô hình nến Spinning Top rất dễ bị nhầm lẫn với mô hình nến Highway và Doji thân dài. Dưới đây là sự khác biệt của 3 loại mô hình nến mà bạn nên quan tâm:
- Spinning Top được biết là mô hình nến xoay 2 đầu. Tuy giá biến động không lớn nhưng vẫn cho thấy sự chênh lệch nhỏ giữa giá mở cửa – giá đóng cửa
- Doji: Có thân dài, hình dáng như 1 dấu cộng (+). Nó thường xuất hiện ở đáy xu hướng biến động giá, báo hiệu cho sự đảo chiều trong giao dịch. Có nghĩa giá mở và đóng cửa gần sát nhau, sự chênh lệch về giá là vô cùng bé
- Highwave: Có bóng nến dài, thân to. Khi nến xuất hiện cho thấy tín hiệu thị trường giao dịch vô cùng hỗn loạn
Tóm lại, khi mô hình nến Highwave và Spinning Top ở đỉnh 1 xu hướng tăng hay đáy 1 xu hướng giảm. Nó thể hiện rằng thị trường lúc này vô cùng có khả năng đi ngang (Sideway) hoặc đảo chiều.
Cách giao dịch với mô hình nến Spinning Top
Trong mối quan hệ với xu hướng thị trường giao dịch tổng thể thì mô hình Spinning Top giúp người chơi hiểu được sự hình thành nến. Đồng thời, vị trí xuất hiện của nến quan trọng hơn màu sắc của nó.
Có thể lấy ví dụ dễ hiểu về biểu đồ tỷ giá EUR/NZD như sau: Khi nến xuất hiện phía trên cùng 1 xu hướng tăng. Chúng được đánh dấu bởi đường xu hướng màu vàng. Do sự lưỡng lự của người mua – bán nên dẫn đến tình huống đảo ngược xu hướng giá.
Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn không nên tham gia giao dịch vào lúc này khi mô hình nến hình thành. Cần trì hoãn thêm thời gian giao dịch để chờ xác nhận từ các:
- Chỉ báo kỹ thuật
- Các yếu tố cơ bản
- Chỉ báo dao động
Sử dụng chỉ báo Stochastic để xác nhận lại điểm bán được chỉ ra bởi vòng tròn màu xanh lam. Người chơi chờ đợi sự hình thành của cây nến kế tiếp rồi mới xác nhận sự đảo ngược xu hướng. Mặc dù, tín hiệu về sự đảo ngược này không hề chắc chắn hay được thiết lập sẵn trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình cái nêm là gì? Cách giao dịch với mô hình CÁI NÊM
Các bước giao dịch với mô hình nến Spinning
Khi giao dịch với mô hình nến Spinning Top, bạn cần chú ý đến các bước quan trọng sau:
- Bước 1: Cần xác định vị trí của nến với thân ngắn, bóng dài ở cả 2 bên
- Bước 2: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hoặc các đường xu hướng để xác định xu hướng thị trường
- Bước 3: Cần chờ tín hiệu xác nhận trước khi giao dịch
- Bước 4: Khi đã được xác nhận thì nên tiến hành theo kế hoạch mà mình mong muốn
Có thể bạn quan tâm: Mô hình 1-2-3 là gì? Cách giao dịch với mô hình đảo chiều 123
Trên đây là thông tin về mô hình nến Spinning cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Sự do dự giữa người mua và bán khiến cho thị trường có xu hướng đảo chiều giá. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà các trader cần quan tâm là phải nhận ra vị trí của Spinning Top trong thị trường. Có như vậy mới có thể tiến hành giao dịch thu về lợi nhuận lớn.