Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Phân tích chi tiết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp - Blog - Lienket.vn

Phân tích chi tiết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Trong bản báo cáo tài chính có rất nhiều dữ liệu được đưa ra. Nếu không hiểu rõ toàn bộ thông tin có trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì bạn chắc chắn sẽ không biết được doanh nghiệp hiện đang làm ăn như thế nào. Một trong những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư, nhà kinh doanh cần phải để ý đó là hệ số khả năng thanh toán nhanh. Vậy hệ số này là như thế nào? 

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là gì?

Hệ số khả năng thanh toán nhanh chính là chỉ số tài chính được sử dụng để làm thước đo phản ánh khả năng chi trả hay chính xác hơn là tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, người ta sử dụng hệ số này để xác định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là gì?
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là gì?

Chính vì thế, hệ số này được đặt với rất nhiều cái tên khác nhau như tỷ số thanh khoản nhanh, hệ số thử axit, hệ số khả năng thanh toán tức thời,…

Ý nghĩa của hệ số thanh toán nhanh

Như các bạn đã được tìm hiểu về hệ số khả năng thanh toán nhanh là gì, đây là một thước đo quan trọng phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số thanh toán nhanh càng cao thì càng cho thấy rằng khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. 

Vậy chỉ số thanh toán đạt mức như thế nào thì tốt? Để giải đáp được câu hỏi này, chúng tôi đã chia ra 2 trường hợp dưới đây:

Trường hợp khả năng thanh toán nhanh > 1

Đối với trường hợp khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì điều này cũng thể hiện rằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp rất tốt. Với chỉ số đạt mức lớn hơn 1 như thế này thì bạn sẽ không phải lo lắng về việc doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ hay không nhé.

Các nhà đầu tư cũng có thể dựa vào kết quả này để đánh giá xem kết quả hoạt động kinh doanh hay tiềm lực tài chính của công ty đang ở mức như thế nào.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý tới một điều rằng nếu như hệ số thanh toán quá cao thì vốn bằng tiền sẽ quá nhiều. Chính điều này cũng dẫn đến tình trạng quay vòng vốn lưu động ở mức thấp và khiến cho hiệu quả sử dụng vốn giảm sút.

Nếu như hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì cho thấy rằng doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ nhưng nếu lớn hơn 1 quá nhiều thì sẽ là biểu hiện của việc sử dụng vốn không hiệu quả
Nếu như hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì cho thấy rằng doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ nhưng nếu lớn hơn 1 quá nhiều thì sẽ là biểu hiện của việc sử dụng vốn không hiệu quả

Trường hợp khả năng thanh toán nhanh < 1

Trường hợp tiếp theo mà các bạn nên để ý đó là khi hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1. Khi xảy ra trường hợp này, các bạn nên cẩn trọng bởi điều này thể hiện rằng khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn của công ty là điều hết sức khó khăn. Nói một cách chính xác hơn thì doanh nghiệp sẽ không thể nhanh chóng thực hiện thanh toán các khoản nợ đó.

Theo các chuyên gia phân tích tài chính, khi hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện tại thì tài sản ngắn hạn sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Từ đó kéo theo tình trạng doanh nghiệp không thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Với trường hợp chỉ số thanh toán nhỏ hơn 1 quá nhiều thì khả năng cao doanh nghiệp sẽ phải đứng trước nguy cơ phá sản. 

Trường hợp hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy rằng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ và nếu nhỏ hơn 1 quá nhiều thì sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản
Trường hợp hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy rằng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ và nếu nhỏ hơn 1 quá nhiều thì sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản

Trường hợp khả năng thanh toán nhanh = 1

Đây chính là kết quả tốt nhất mà doanh nghiệp nên có. Hệ số thanh toán nhanh = 1 cho thấy rằng doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt với khả năng của mình. Doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh mà vừa không bị tuột mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ gây ra.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 1 cho thấy rằng doanh nghiệp hoạt động tốt và có thể vừa duy trì khả năng thanh toán, vừa không bị bỏ lỡ cơ hội do khả năng thanh toán nợ gây ra
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 1 cho thấy rằng doanh nghiệp hoạt động tốt và có thể vừa duy trì khả năng thanh toán, vừa không bị bỏ lỡ cơ hội do khả năng thanh toán nợ gây ra

Công thức tính hệ số thanh toán nhanh

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh được xây dựng bằng cách lấy tổng tài sản có tính thanh khoản ở mức cao chia cho tổng nợ ngắn hạn. Đơn giản hơn, bạn có thể tham khảo công thức sau đây:

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh
Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tính chất của khả năng thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh được nhiều chuyên gia phân tích tài chính nhận định rằng chỉ mang tính chất tương đối khắt khe nếu đem chúng đi so sánh với hệ số thanh toán hiện thời. Nếu như bạn đã nắm rõ được công thức của hệ số thanh toán nhanh thì chắc hẳn phải biết rằng, đơn vị của hệ số này được tính dựa trên công thức tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong công thức hệ số thanh toán nhanh đã loại trừ đi yếu tố hàng tồn kho nên đã có rất nhiều người áp dụng công thức này trong quá trình thực hiện đầu tư tài chính của mình.

Hàng tồn kho không được đưa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh là bởi vì tính thanh khoản của chúng khá cao và cũng giống như các chi phí trả trước vậy.

Tìm hiểu một vài hệ số liên quan tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán nhanh cũng là một trong những hệ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng hệ số thanh toán nhanh thì bạn sẽ không thể nào phân tích hiệu quả được. Do đó, chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn một vài hệ số khác nằm trong các nhóm chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở dưới đây:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp

Hệ số đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đó là hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Đây là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng của doanh nghiệp và tổng số nợ phải trả. Hệ số này sẽ cho chúng ta biết mỗi một đồng trả nợ sẽ có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.

Hệ số này cũng được biểu hiện theo công thức như sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản của doanh nghiệp : Tổng số nợ phải thanh toán

Và kết quả thu được sẽ có 3 trường hợp các bạn cần để ý như sau:

  • Trường hợp hệ số khả năng thanh toán tổng quát > 1: Cho thấy rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở mức tốt.
  • Trường hợp hệ số khả năng thanh toán tổng quát < 1: Nếu kết quả nhỏ hơn 1 quá nhiều thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp chưa biết cách quản lý cơ hội chiếm dụng vốn.
  • Trường hợp hệ số khả năng thanh toán tổng quát <1 và gần mức 0: Báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp.
Tìm hiểu về một vài hệ số liên quan tới hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tìm hiểu về một vài hệ số liên quan tới hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Bên cạnh hệ số khả năng thanh toán tổng hợp thì chúng ta còn có hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này cho chúng ta biết mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cũng thể hiện rõ ràng mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với số nợ ngắn hạn. Nếu các bạn không biết nợ ngắn hạn là gì thì có thể hiểu đơn giản đó là khoản nợ phải thanh toán của công ty trong kỳ. Doanh nghiệp sẽ phải sử dụng tài sản thực mà mình đang nắm giữ để thanh toán khoản nợ đó với cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền.

Từ đó, ta có thể xác định hệ số khả năng thanh toán hiện hành theo công thức:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp : Tổng nợ ngắn hạn

Và các bạn cũng cần phải để ý tới các kết quả như sau:

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành < 2: Khả năng thanh toán hiện hành chưa tốt và nếu nhỏ hơn quá nhiều thì doanh nghiệp sẽ không thể chi trả được hết các khoản nợ ngắn hạn. 
  • Hệ số khả năng thanh toán > 2: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở mức dư thừa. Tuy nhiên nếu lớn hơn 2 quá nhiều thì đó lại biểu hiện của việc hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
  • Hệ số khả năng thanh toán = 2: Biểu hiện tốt, cho thấy doanh nghiệp đang duy trì khả năng kinh doanh ổn định.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời không giống như hệ số khả năng thanh toán nhanh, các bạn cần phải phân biệt rõ ràng hai hệ số này nhé. Hệ số khả năng thanh toán tức thời thưởng được các chuyên gia tài chính sử dụng để đánh giá sát sao tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời được sử dụng để đánh giá sát sao tình hình thanh toán của công ty
Hệ số khả năng thanh toán tức thời được sử dụng để đánh giá sát sao tình hình thanh toán của công ty

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán tức thời được xây dựng như sau:

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + Các khoản có giá trị tương đương tiền) : Nợ ngắn hạn

Trong đó tiền và các khoản có giá trị tương đương tiền có thể bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…

Các chuyên gia phân tích tài chính nhận định rằng hệ số khả năng thanh toán tức thời có vai trò cực kỳ đặc biệt. Chúng hỗ trợ tối đa khi đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế ổn định thì hệ số khả năng thanh toán tức thời lại không phát huy được hiệu quả tối đa của mình. Chúng có thể khiến bạn đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp sai bởi doanh nghiệp sẽ có một lượng lớn nguồn tài chính không sử dụng hay doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả nguồn vốn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay trong thời gian dài (Nợ dài hạn)

Nếu các bạn đã biết khái niệm về nợ ngắn hạn là như thế nào thì việc giải nghĩa nợ dài hạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nợ dài hạn ở đây có nghĩa là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm. Doanh nghiệp sẽ đi vay dài hạn để có vốn đầu tư vào các tài sản cố định. Số tiền dùng để trả nợ dài hạn sẽ là tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay (Khoản vốn chưa được thu hồi).

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp

Và đó cũng là lý do tại sao người ta lại thường đem giá trị còn lại của tài sản cố định được hình thành từ vốn vay và số dư dài hạn so sánh với nhau. Để từ đó có thể xác định được khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu rõ hơn thông qua công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Nợ dài hạn : Tổng nợ dài hạn của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phải trả

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn mà doanh nghiệp đã vay được sử dụng tốt như thế nào. Đồng thời, chúng cũng chỉ ra số vốn đó đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và có đủ để bù đắp lãi vay mà doanh nghiệp phải trả hay không.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết số vốn doanh nghiệp đã vay được sử dụng như thế nào, đem lại bao nhiêu lợi nhuận hay bù đắp được bao nhiêu phần lãi vay doanh nghiệp phải trả
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết số vốn doanh nghiệp đã vay được sử dụng như thế nào, đem lại bao nhiêu lợi nhuận hay bù đắp được bao nhiêu phần lãi vay doanh nghiệp phải trả

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được xác định dựa trên công thức:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT : Lãi vay phải trả

Trong đó:

  • EBIT: Lợi nhuận thu về trước thuế và lãi vay.
  • Lãi vay phải trả: Một khoản chi phí cố định mà trong đó nguồn để trả lãi vay chính là  lợi nhuận gộp (Đã trừ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).

Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin liên quan tới khả năng thanh toán nhanh trong bài viết ngày hôm nay. Mong rằng các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích và có thể phân tích bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết