Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
NAV là gì? Bật mí mọi thông tin quan trọng về chỉ số NAV - Blog - Lienket.vn

NAV là gì? Bật mí mọi thông tin quan trọng về chỉ số NAV

Thị trường chứng khoán là một trong những thị trường đòi hỏi người tham gia phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực tài chính. Nếu như bạn không nắm rõ các khái niệm hay chỉ số thường được sử dụng trong chứng khoán thì chắc chắn sẽ không thể mang về nhiều lợi nhuận. Một trong những khái niệm mà bạn cần để ý tới đó là chỉ số NAV. Vậy NAV là gì? Công thức tính NAV như thế nào? 

Chỉ số NAV là gì? NAV chứng khoán là gì?

Chỉ số NAV là gì? Chỉ số NAV được viết tắt bởi cụm từ Net Asset Value, dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là giá trị tài sản thuần. Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số NAV để đánh giá tài sản của một doanh nghiệp. Nhờ đó mà họ có thể biết được những gì công ty thể hiện ra bên ngoài có đúng với sự thật hay không hay chỉ là những lời sáo rỗng, một lớp ngụy trang hoàn hảo.

Chỉ số NAV là gì? NAV hiểu đơn giản là giá trị tài sản thuần và nhờ có chỉ số này mà các nhà đầu tư có thể xác định được tài sản thật sự của doanh nghiệp
Chỉ số NAV là gì? NAV hiểu đơn giản là giá trị tài sản thuần và nhờ có chỉ số này mà các nhà đầu tư có thể xác định được tài sản thật sự của doanh nghiệp

Thông thường, nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ được hình thành từ 2 nguồn chính bao gồm: Nguồn vốn từ cổ đông và nguồn vốn vay. Chính các nguồn vốn này sẽ tạo ra tài sản của doanh nghiệp như mặt bằng, các thiết bị chuyên dụng, nhân công,…

Chính vì thế, nếu như một doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng tài sản mà doanh nghiệp thể hiện ra bên ngoài lại cao thì có thể đó là do vốn vay.

Nếu bạn đang thắc mắc NAV trong chứng khoán là gì thì chỉ cần nắm rõ khái niệm của NAV thì chắc chắn sẽ hiểu được. Bởi chỉ số NAV và NAV trong chứng khoán đều là các khái niệm giống nhau và được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá tài sản của một doanh nghiệp cụ thể.

2 lợi ích của chỉ số NAV trong thị trường chứng khoán mà bạn nên biết

Như đã được tìm hiểu chỉ số NAV là gì thì đây là một chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định giá trị tài sản của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích này thì chỉ số NAV còn mang tới một số ưu điểm khác như sau:

Xác định ròng tài sản

Hiện nay, các công ty có quỹ đầu tư tương hỗ đều đánh giá tổng giá trị danh mục đầu tư của mình sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa. Và cũng các bạn đã biết thì vào ngày hôm sau, thị trường sẽ mở cửa với mức giá đóng cửa của ngày hôm trước. 

Các nhà đầu tư tham gia quỹ sẽ khấu trừ tất cả các chi phí để biết được định giá ròng của tài sản trong cùng 1 ngày bằng cách sử dụng công thức tính chỉ số NAV.

Những lợi ích mà chỉ số NAV đem lại trong lĩnh vực chứng khoán
Những lợi ích mà chỉ số NAV đem lại trong lĩnh vực chứng khoán

Tính toán giá trị ròng chung của tài sản

Giá trị ròng chung của tài sản chính là mức giá của cổ phần thuộc vốn chủ sở hữu. Giá trị này sẽ được tính bằng chi phí tích lũy của cổ phiếu riêng lẻ. Tính toán này có thể mang lại giá trị thị trường của một tài sản cụ thể nào đó và giá trị ấy có thể thay đổi theo biến động của thị trường.

Công thức tính chỉ số NAV

Công thức tính chỉ số NAV là gì? Công thức tính chỉ số NAV được xây dựng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng tổng giá trị vốn chủ sở hữu (Đã trừ đi nợ, chứng khoán và trái phiếu ưu tiên) sau đó chia cho tổng số lượng cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Từ kết quả của việc tính toán trên, nhà đầu tư sẽ biết được bản chất tài sản của doanh nghiệp.

Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo công thức tính chỉ số NAV như sau:

Chỉ số NAV (Giá trị tài sản thuần)  = (Tổng số tài sản – Tổng số nợ doanh nghiệp phải trả) : Tổng số cổ phiếu phát hành

Công thức tính chỉ số NAV là gì?
Công thức tính chỉ số NAV là gì?

Ý nghĩa của chỉ số NAV là gì?

Như vậy các bạn đã có cái nhìn tổng quan về chỉ số NAV sau khi tìm hiểu NAV là gì ở bên trên. Tuy nhiên, để có thể áp dụng chỉ số này vào thực tế và hiểu được những ý nghĩa mà NAV muốn thể hiện thì bạn phải tham khảo thêm một số thông tin khác nữa. 

Nhờ có chỉ số NAV mà nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu hay không và điều này đã được thể hiện rõ thông qua các khía cạnh được trình bày như sau:

  • Giả sử doanh nghiệp phát hành cổ phiếu với mức giá 80.000 VND mà khi đó chỉ số NAV lại là 100.000 VND thì có thể doanh nghiệp đã tích lũy được vốn. nhằm tạo nguồn lợi nhuận. Do đó, nhà đầu tư có thể yên tâm khi mua cổ phiếu với mức giá 100.000 VND bởi đó chính là giá trị tài sản thật của công ty.
  • Trong trường hợp khác khi NAV của công ty đang ở mức 100.000 VND nhưng có thể giúp cho nhà đầu tư mang lại lợi nhuận tốt thì bạn nên bỏ ra số tiền lớn hơn để mua nhé. Như vậy sẽ giúp tăng lợi nhuận và tăng giá trị cho chỉ số NAV trong thời gian tới.
  • Còn trường hợp khi NAV của công ty ở mức 100.000 VND nhưng công ty đang trong tình trạng thua lỗ và dẫn đến NAV giảm thì lúc này bạn cần phải thật cẩn trọng. Bạn cần phải đánh giá và phân tích thật kỹ lưỡng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra nhé.
Ý nghĩa của chỉ số NAV
Ý nghĩa của chỉ số NAV

Làm thế nào để tăng chỉ số NAV?

Chỉ số NAV có thể tăng lên nếu bạn biết áp dụng những cách sau:

  • Mua lại những chứng chỉ quỹ có trên thị trường tương tự với việc các doanh nghiệp niêm yết việc đầu tư vào cổ phiếu.
  • VF1 thanh toán cổ tức với mức cao hơn 22%.
  • Nếu như 2 kế hoạch trên đều không hiệu quả thì bạn có thể xin hoán đổi toàn bộ hoặc chỉ một phần thành quỹ mở. Từ đó, có thể kéo tỷ giá NAV lên một cách hiệu quả.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin liên quan tới chỉ số NAV cho các bạn ở bài viết ngày hôm nay. Mong rằng các bạn đã hiểu NAV là gì và có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn nhờ chỉ số này. Chúc các bạn thu về thật nhiều lợi nhuận trong các kế hoạch đầu tư của mình.

Đánh giá bài viết