Mô hình Cốc tay cầm là một trong những loại mô hình phổ biến được giới đầu tư chứng khoán quan tâm. Nó ít khi xuất hiện nhưng một khi đã xuất hiện sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Vậy mô hình cốc tay cầm là gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào? Cùng beat đầu tư tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình Cốc tay cầm là một mô hình dạng biểu đồ. Nó là loại mô hình quan trọng mà các nhà giao dịch chứng khoán dùng để nắm bắt sự bùng nổ và đột phá giá cổ phiếu. Mô hình này còn được biết đến với tên gọi khác là Cup and Handle.
Mô hình Cup and Handle được ông William L.Jiler phát hiện ra vào năm 1960. Sau khi tìm hiểu về cách thức hoạt động của mô hình này ông đặt nó với tên gọi là Saucer with platform.
Một thời gian sau William J.O’ neil đã thay đổi thành Cup and handle. Và kể từ đó, mô hình cốc tay cầm đã dần phổ biến hơn, trở thành loại mô hình quan trọng mà hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán hay forex đều phải quan tâm.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình nến đảo chiều là gì? Top mô hình nền đảo chiều mạnh nhất
Mô hình cốc tay cầm có mấy phần?
Chắc hẳn, khi nghe đến tên gọi, bạn đã hình dung được mô hình cốc cầm tay là như thế nào rồi phải không. Loại mô hình này được chia thành 2 phần chính là phần cốc và phần tay cầm. Cụ thể như sau:
- Phần Cốc: Phần cố có dạng hình chữ U hoặc chữ V biểu thị cho giá cổ phiếu sau khi trải qua chuỗi ngày “xuống dốc không phanh” bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và đi lên. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể xác định được phương án tiếp theo cho mình.
- Phần tay cầm: Khi giá cổ phiếu tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán ra để thu lời. Lúc này, do số lượng bán ra nhiều nên giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung gần hết, những người mua sẽ thắng thế. Giá cổ phiếu lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình cốc tay cầm.
Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm
Mô hình Cup and Handle tuy sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để có thể sinh lời từ mô hình này, bạn cần nắm được các đặc điểm cơ bản của nó:
Đối với phần cốc
- Sẽ có một đợt tăng giá khoảng 30% trở lên trước khi hình thành khu vực bên trái của chiếc cốc. Do đó, đây là điều kiện quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua nếu muốn là người chiến thắng trên thị trường giao dịch chứng khoán.
- Thông thường, thời gian để hình thành mô hình cốc tay cầm là từ 7 đến 65 tuần, kéo dài liên tục trong vòng 3-6 tháng.
- Tỷ lệ điều chỉnh độ sâu của cốc từ đỉnh xuống đáy cốc từ 12-15%. Thậm chí có thời điểm tỷ lệ lên đến 40-50%. Tuy nhiên, thông thường những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh lớn hơn 50% rất dễ thất bại.
- Phần cốc có dạng hình chữ U sẽ uy tín và đáng tin cậy hơn khi nó mang hình chữ V.
- Đỉnh cốc bên phải và bên trái có thể bằng hoặc khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình nến Nhật là gì? Top 10 mô hình nến phổ biến nhất
Phần tay cầm
- Phần tay cầm kéo dài trong vòng từ 1-2 tuần. Ở giai đoạn này, những nhà đầu tư “non gan” sẽ bị loại bỏ trước một đợt tăng giá sắp diễn ra.
- Sẽ có một số trường hợp phần tay cầm của cốc không xuất hiện. Khi đó, cổ phiếu tăng sẽ không có giai đoạn điều chỉnh. Nhà đầu tư cần lưu ý, mô hình không có phần tay cầm thường sẽ rất khó thành công hoặc tỷ lệ thành công thấp.
- Vị trí tay cầm thường nằm ở nửa trên phần cốc và trên MA200. Đây là hai tiêu chí quan trọng quyết định sự thành bại của nhà đầu tư. Nếu không thỏa mãi hai tiêu chí này khả năng thắng sẽ thấp.
- Tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm thường rơi vào từ 10-15%, được xác định từ đỉnh tay cầm.
- Điểm thoát khỏi tay cầm sẽ có khối lượng tăng lên từ 40-50% so với mức bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình lá cờ là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình lá cờ
Tâm lý thường thấy khi giao dịch với mô hình cốc tay cầm
Thông thường, vào giai đoạn xuất hiện phần chữ U của cốc, giá cổ phiếu sẽ tương đối giảm nhẹ. Những nhà đầu tư “non gan” sẽ rất hay nản lòng. Lúc này, ở phần bên trái của cốc sẽ có xu hướng giảm khối lượng giao dịch. Khi giá đạt tới một mức nào đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tích lũy cổ phiếu.
Điều này được thể hiện ở khối lượng giao dịch sẽ có xu hướng tăng. Khi chạm tới đỉnh điểm, giá cổ phiếu ở đó lúc này đóng vai trò như một đường kháng cự. Các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chốt lời bằng việc bán cổ phiếu ra.
Việc bán cổ phiếu lúc này sẽ góp phần tạo nên phần tay cầm của cốc. Các nhà đầu tư lại tiếp tục mua thêm một lần nữa, khi giá vượt qua đường kháng cự trong thời gian dài sẽ được coi là kết thúc.
Trên đây chúng tôi và các bạn đã tìm hiểu về mô hình cốc tay cầm. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho những nhà đầu tư, nhất là người mới. Chúc bạn luôn thành công với những quyết định sáng suốt nhất của mình!