Đối với những người chơi Forex lâu năm thì đã quá hiểu về chỉ số Fibonacci khi thực hiện các giao dịch chứng khoán. Thế nhưng nhiều người mới bắt đầu tham gia vào thị trường ngoại hối lại chưa tường tận rõ Fibonacci là gì, có liên quan và hữu ích gì cho các trader giao dịch Forex? Nhằm giúp mọi người biết thêm thông tin về Fibonacci thì bài viết này beat đầu tư sẽ nêu ra những vấn đề chính về chỉ số này.
Fibonacci là gì?
Fibonacci trong chứng khoán là chỉ báo được sử dụng để phân tích kỹ thuật, có nguồn gốc từ lý thuyết toán học của ông Leonardo Fibonacci sống trong thế kỷ 12. Theo đó phân tích ra chỉ số này là chuỗi các chỉ số bắt đầu từ số 0 và 1, các số theo sau là tổng tính từ 2 số đứng trước cộng lại.
Hình dung dãy số như dạng: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…
Khi nhìn vào dãy số thì người ta chia các số trong dãy này cho nhau sau đó phát hiện ra các tỷ lệ quan trọng, đó là 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23.6%, 28.2%, 61.8%. Các tỷ lệ tự nhiên này rất quan trọng trong giao dịch và phân tích kỹ thuật.
Trong phân tích đầu tư thị trường chứng khoán thì dãy số Fibonacci rất hữu ích trong việc làm công cụ phân tích, dự báo chứng khoán thay đổi tới ngưỡng nào. Từ đó các nhà đầu tư quyết định chốt lời thu được lợi nhuận.
So với việc không sử dụng chỉ số Fibonacci việc chốt lời theo cảm tính, tính toán không chuẩn xác hoặc mơ hồ không có căn cứ thì có sự xuất hiện của Fibonacci rõ ràng mang lại hiệu quả giao dịch Forex tốt hơn nhiều.
Lịch sử ra đời của tỉ lệ Fibonacci
Leonardo Pisano Bogollo là một trong những nhà toán học đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng tỷ lệ Fibonacci. Theo đó, chính ông là người đã nhận thấy quy luật đặc biệt của dãy số này. Và sau đó đặt tên cho nó là Fibonacci. Tên gọi Fibonacci được kết hợp bởi từ Filius và Bonacci.
Leonardo sinh ra trong một gia đình có cha là giám đốc tại một cơ sở thương mại của khu vực phía Đông Bắc Phi. Chính vì thế ngay từ nhỏ ông đã sinh sống và làm việc cùng cha. Ông sớm nhận thấy rằng chữ số Hindu dễ hiểu hơn rất nhiều so với chữ số La Mã. Kể từ đó, Leonardo bắt đầu chu du khắp vùng Địa Trung Hải nhằm học hỏi ngôn ngữ và kiến thức toán học từ các nhà buôn đến từ Ả Rập.
Đến năm 32 tuổi, nhà toán học Leonardo đã giới thiệu cuốn sách mang tên Liber Abaci hay còn gọi là Sách Tính. Trong cuốn Sách Tính này, tác giả có đưa ra một bài toán liên quan đến số thỏ. Tải cho bài toán đó bao gồm một chuỗi gồm nhiều chữ số đặc biệt. Đây chính là dãy số Fibonacci mà chúng ta vẫn sử dụng trong một số lĩnh vực tính toán ngày nào.
Tuy nhiên nếu xét theo dòng lịch sử, dãy số Fibonacci đã xuất hiện từ ngay thế kỷ thứ 6. Những nhà toán học đến từ Ấn Độ mới là người nhận ra quy luật và phát hiện ra dãy số này đầu tiên. Như vậy, Leonardo chỉ là người phát hiện sau. Thế nhưng, chính ông lại có công đưa tỷ lệ Fibonacci đến với giới toán học phương Tây và ứng dụng phổ biến như hiện giờ.
Tỷ lệ vàng và mối liên hệ với Fibonacci
Để hiểu rõ bản chất Fibonacci là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tỷ lệ vàng và mối liên hệ của nó với mới Fibonacci.
Tỷ lệ Fibonacci là gì?
Tỉ lệ vàng trong toán học phần được kí hiệu là phi (φ). Phi đặt theo tên gọi của kiến trúc sư Phidias, người đầu tiên ứng dụng thành công tỉ lệ vàng vào kỳ quan Parthenon.
Trong toán học, Kết quả chia hai đoạn thẳng thành hai phần sao cho tỷ lệ của đoạn thẳng đầu tiên và đoạn thẳng có giá trị lớn hơn bằng hoặc xấp xỉ tỷ số của đoạn thẳng lớn hơn và đoạn thẳng nhỏ hơn. Phương trình khái quát như sau:
Mối quan hệ của tỷ lệ vàng với Fibonacci
Giữa tỉ lệ vàng và Fibonacci luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Một điều khá thú vị là số liên tiếp trong dãy Fibonacci khi chia cho nhau luôn đạt kết quả xấp xỉ 1.61803. Chẳng hạn như: 3 : 2 = 1.5; 5 : 3 = 1.66.
Mặt khác, nếu như dãy số Fibonacci càng lớn tỷ lệ Fibonacci lại càng đẹp hơn. Tỷ lệ vàng được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc, hội họa. Nhằm tạo ra tính cân đối giữa từng khối cấu trúc, họa tiết trang trí.
Đơn cử như tháp Eiffel, mặc dù nhìn thì khá đồ sộ. Tuy nhiên, chiều cao và chiều rộng của thân chính lại gần bằng 1.618, xấp xỉ tỷ lệ vàng. Những bộ phận trên cơ thể con người, tỷ lệ vàng cũng được bất cập rất nhiều. Đó có thể là tỷ lệ giữa chiều cao toàn thân và chiều dài 2 cẳng tay.
Thế giới tự nhiên gần như bất kỳ nơi nào nào cũng xuất hiện dấu vết của dãy số Fibonacci và tỷ lệ vàng. Ví dụ như hầu hết quỹ số lượng cánh hoa ở các loài hoa thường là 3; 5; 8; 13;.. Chúng đề là những chữ số trong dãy Fibonacci.
Giao dịch kết hợp giữa Fibonacci và sóng Elliott
Trong giao dịch chứng khoán, Forex, người ta rất hay kết hợp giữa sóng Elliott và tỷ lệ Fibonacci. Kết hợp này đem lại cho nhà phân tích cái nhìn tổng quan hơn về hướng thích chuyển, sự thay đổi của giá cả, nhận diện mô hình giá một cách chuẩn xác hơn.
Chẳng hạn như với biểu đồ theo dõi chỉ số VN-30 INDEX trong nửa cuối năm 2017 đến đầu năm 2018. Trong biểu đồ này, bạn dễ dàng nhận thấy phần giao thoa giữa sóng Elliott và Fibonacci. Cụ thể:
- Đợt sóng thứ nhất hình thành với tỉ lệ Fibonacci tương ứng 38.2%, ngay sau đó nó đã bị điều chỉnh nhẹ.
- Đợt sóng thứ hai hình thành không lâu sau đó với Fibonacci 23.6% tại vùng hỗ trợ.
- Đợt sóng thứ ba là sóng tăng giá thiết lập mức đỉnh với mức Fibonacci 78.6%.
- Cuối cùng là nhịp điều chỉnh đẩy giá xuống vùng hỗ trợ có mức 50%.
Sóng Elliott và tỷ lệ Fibonacci sẽ khắc phục một số nhược điểm của nhau. Từ đó, cung cấp đến người phân tích dữ liệu xác thực hơn.
Tỷ lệ Fibonacci trong phân tích thị trường Forex
Từ khi phát hiện ra chỉ số Fibonacci thì các trader cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm gia tăng thắng lợi trong giao dịch ngoại hối. Trong phân tích xu hướng thị trường thì các trader cần nắm chắc 2 vấn đề chính là thoái lui và mở rộng.
Sử dụng công cụ Fibonacci Retracement để đo các mức thoái lui, chỉ số này hỗ trợ và kháng cự tiềm năng lúc thị trường ngoại hối có điều chỉnh. Các trader căn cứ mức thoái lui để ra những điểm vào lệnh chuẩn xác. Các mức thoái lui: 0.236, 0.382, 0.5, 0.618 và 0.764.
Tiếp theo các trader dùng công cụ Fibonacci Extension để đo được mức giá mà xu hướng có thể chạm tới ngưỡng. Từ đó để người chơi chứng khoán đưa ra điểm chốt lời mang lại giá trị cao nhất có thể. Các mức mở rộng: 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764, 1, 1.618, 2.618, 3.618 và 4.618.
Trên các biểu đồ chứng khoán thì các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy ngay mức Fibonacci hiển thị từ đó đưa ra quyết định mà không cần phải thực hiện bất cứ tính toán nào cả. Chỉ cần vận dụng công cụ này thật tốt để mang lại lợi nhuận cao.
Trên thị trường hiện nay hầu hết các nền tảng giao dịch ngoại hối đều có công cụ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension cho người chơi sử dụng.
Ý nghĩa của fibonacci trong phân tích kỹ thuật
Các tỷ lệ Fibonacci có ý nghĩa quan trọng trong cách thức vận động của giá và chính vì thế mà nó được dùng để xác định những điểm quan trọng trong quá trình giá di chuyển.
Trong các Fibonacci thì Fibonacci Retracement được sử dụng phổ biến nhất vì đơn giản trong cách thức và khả năng ứng dụng được trong rất nhiều loại tài sản khác nhau. Cụ thể là chúng được dùng để xác định ra các mức hỗ trợ, kháng cự, đặt lệnh dừng lỗ hay các trader nhằm xác định giá mục tiêu. Để có 1 cái nhìn tổng quan nhất về fibonacci mời bạn tham khảo video của beat đầu tư:
Điểm hạn chế của Fibonacci
Fibonacci có rất nhiều ưu điểm và là công cụ hữu ích trên thị trường chứng khoán nhưng cũng tồn tại điểm hạn chế. Đó là dù các mức Fibonacci chỉ ra điểm hỗ hoặc hay kháng cự tiềm nặng nhưng không hoàn toàn chắc chắn giá sẽ phản ứng tốt với các mức đưa ra đó. Vậy nên các nhà đầu tư mới hay phải kết hợp Fibonacci với nhiều tín hiệu khác.
Một số trader còn chỉ ra rằng Fibonacci có nhiều đường cản giá nên giá hay bị đảo quay lại tại các đường này. Vì thế khiến cho các nhà đầu tư không xác định chuẩn đâu là ngưỡng cản an toàn để tính toán.
Các loại Fibonacci Forex cơ bản và cách vẽ
Fibonacci là công cụ cần thiết để hỗ trợ cho các nhà đầu tư vận dụng linh hoạt xác định được ngưỡng trợ giúp và kháng cự khi chơi trên sàn Forex từ đó phán đoán hành vi mua, bán chuẩn xác. Chỉ số Fibonacci Forex này phát huy tác dụng tối ưu khi thị trường đang có xu hướng rõ rệt.
Dạng thoái lui
Với một xu hướng tăng thì không phải giá sẽ đi lên đều mà thị trường chứng khoán cũng có lúc giảm. FR sẽ xác định các ngưỡng hỗ trợ, nơi giá sẽ kết thúc đợt điều chỉnh giám và đảo chiều thay đổi.
Các tỷ lệ 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764, 1.0 của dãy Fibonacci ở đây là mức thoái lui. Còn các mức 0.5, 0.618 và 0.764 lại là những mức thoái lui quan trọng, giá hoặc đảo chiều mức này hơn so với 0.236 hay 0.382.
Cách vẽ: Bạn sẽ lựa chọn chỉ báo Fibonacci theo đường dẫn sau: Insert –> Fibonacci –> Retracement. Sau đó tiến hành vẽ FR cho 1 xu hướng tăng qua việc kéo con trỏ từ đáy lên đến đỉnh của cả đoạn xu hướng tăng. Và các mức FR là ngưỡng hỗ trợ rất tiềm năng cho các trader, giá sẽ xu hướng tăng nếu chạm được 1 trong các mức FR ở trên.
Còn xu hướng giảm thì vẽ với việc kéo con trỏ đi từ đỉnh xuống đáy của đoạn xu hướng giảm. Các mức FR thể hiện là các ngưỡng kháng cự tiềm năng, giá sẽ dứt điểm điều điều chỉnh tăng và sẽ giảm nếu chạm được vào một trong các mức FR.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng Fibonacci thoái lui hiệu quả nhất
Dạng quạt
Dạng quạt này cũng là một công cụ đắc lực để các trader xác định được ngưỡng kháng cực và đầu tư hiệu quả. Dạng quạt có các tỷ lệ quan trọng là 0.382, 0.5 và 0.618.
Cách vẽ: Bạn sẽ sử dụng các công cụ theo đưỡng dẫn Insert –> Fibonacci –> Fan. Với xu hướng tăng thì bạn sẽ kéo con trỏ từ đáy lên đến đỉnh để vẽ FF. Với xu hướng giảm thì bạn kéo con trỏ từ trên đỉnh xuống dưới đáy. Các đường FF sẽ đóng vai trò như các ngưỡng kháng cự.
Dạng thời gian mở rộng
Ở đây thì FE sẽ là công cụ giúp các trader thoát lệnh hay chốt lời theo mong muốn. FE sẽ tìm được các mức giá mà một xu hướng có thể chạm tới. FE có các tỷ lệ gồm: 0, 0.236, 0.5, 0.618, 0.764, 1.0, 1.236, 1.618, 2.618…
Cách vẽ: Bạn sẽ chọn trên thanh công cụ mục Insert –> Fibonacci –> Extension. Sau đó xác định 3 điểm với xu hướng tăng: đáy, đỉnh và điểm đảo chiều. Bạn sẽ thực hiện kéo con trỏ từ đáy lên đến đỉnh và rồi nhả chuột ra. Nhấp kích đúp chuột vào điểm thứ ba lại kéo đến điểm đảo chiều.
Với xu hướng giảm bạn cũng xác định 3 điểm: đỉnh, đáy và điểm đảo chiều. Tiếp theo thì bạn sẽ kéo con trỏ từ đỉnh xuống đáy rồi nhả chuột ra và nhấp đúp chuột vào điểm thứ ba rồi kéo tới vị trí điểm đảo chiều.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng Fibonacci mở rộng để chốt lời
Cách giao dịch với Fibonacci
Quá trình giao dịch Forex với Fibonacci được chia thành nhiều bước khác nhau:
- Bước 1: Bạn cần xác định xu hướng hiện tại của giá với các công cụ như trendline chẳng hạn.
- Bước 2: Bạn tiến hành vẽ Fibonacci Retracement xác định điểm vào lệnh.
- Bước 3: Thực hiện vào lệnh: các mức FR 0.5, 0.618 và 0.764 – mức thoái lui tiềm năng, bạn có thể vào lệnh ngay ở các điểm này.
- Bước 4: Stop-loss ở ngay đáy của đoạn xu hướng tăng hay ở đỉnh của đoạn xu hướng giảm.
- Bước 5: Take-profit với công cụ Fibonacci Extension.
Các chuyên gia đưa ra ý kiến sử dụng Fibonacci độc lập khó mà xác định điểm vào lệnh tốt nên kết hợp Fibonacci với đường trendline, các vùng hỗ trợ, kháng cự trong quá khứ,…
Đặt ngay lệnh stop-loss tại đáy của đoạn xu hướng tăng và sẽ Fibonacci Extension để xác định điểm chốt lời. Việc bạn chọn điểm chốt lời chính xác thì sẽ mang lại lợi nhuận không hề nhỏ.
Như vậy Fibonacci giúp các trader tìm được mức giá mà chứng khoán tăng hoặc giảm tiếp theo, cụ thể hơn giá có thể lên cao tới mức nào hoặc dừng cuộc chơi để chốt lời tránh bị tụt giá sau đó. Bạn tham gia vào các sàn giao dịch nổi tiếng như Tradingview, MT4 đều có sẵn công cụ vẽ Fibonacci.
Tham khảo thông tin chi tiết: TradingView là gì? Hướng dẫn sử dụng TradingView chi tiết nhất
Một số lưu ý khi dùng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật
Sau đây là một số lưu ý để các trader sử dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật hiệu quả:
- Các ngưỡng quan trọng đem lại cho các trader tỷ lệ thành công cao hơn với việc dự đoán nhưng đừng chỉ trông đợi vào Fibonacci vì có lúc cũng không chuẩn xác
- Các trader nên cập nhập kiến thức thêm về thị trường ngoại hối, tiếp cận đa dạng nguồn thông tin để đầu tư chuẩn xác. Đồng thời rèn luyện cách sử dụng Fibonacci thành thạo hơn.
- Lời khuyên của các chuyên gia là các trader nên kết hợp Fibonacci với mô hình nến đảo chiều, các loại nến Nhật, các đường trendline, sóng Elliott vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Với mô hình Harmonic thì không có sẵn số liệu về Fibonacci nên phải chờ đợi thời điểm xuất hiện tốt nhất của nó nên phải biết nắm bắt thời cơ chuẩn xác.
Những thông tin tổng hợp về Fibonacci là gì, cách sử dụng hiệu quả trong thị trường ngoại hối cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức vận dụng giao dịch chứng khoán thật tốt. Nếu bạn mới tham gia thị trường hấp dẫn này thì nên đọc thêm nhiều bài viết nữa về Forex ngay tại beatdautu.com.
Mã ID: f358