Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the all-in-one-seo-pack domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Nghệ Thuật Inuit Tại Triển Lãm Quamajug Ở Winnipeg - Blog - Lienket.vn

Nghệ Thuật Inuit Tại Triển Lãm Quamajug Ở Winnipeg

Nghệ Thuật Inuit Tại Triển Lãm Quamajug Ở Winnipeg

Bảo tàng Winnipeg giới thiệu những tuyệt tác từ phương Bắc đến thế giới.

Maureen Littlejohn
2021-06-09

403

Vào mùa xuân này, Bảo tàng Nghệ thuật Winnipeg (WAG) đã công bố công trình toàn cầu đầu tiên của mình. Đó là trung tâm nghệ thuật Quamajug, mái nhà đầy tự hào dành cho các tuyệt tác nghệ thuật Inuit.

Phòng trưng bày lớn nhất thế giới dành riêng cho nghệ thuật Inuit được mở cửa vào tháng 3 qua một hội nghị họp báo quốc tế. Hội nghị được tiến hành trực tuyến bởi giám đốc phòng trưng bày – Stephen Borys, các nhà báo được xem được những hình ảnh đầu tiên của công trình. Người quản lý trung tâm, cũng như kiến trúc sư người Mỹ Michael Maltzan, có mặt để giải đáp các câu hỏi được đặt ra.

Winnipeg Art Gallery. Photo by Lindsay Reid
Winnipeg Art Gallery. Photo by Lindsay Reid

Maltzan, người đã thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Vancouver, miêu tả cảm hứng cho tòa nhà bằng đá granite trắng Bethel này.  Ông chia sẻ rằng: “Tôi có được động lực này chính là nhờ vào trải nghiệm khi Bắc tiến rồi tận mắt chứng kiến những nghệ sĩ tài ba cũng như phong cảnh phi thường ở nơi họ làm việc.”

Tại vị trí trung tâm của bảo tàng Qaumajuq là một khung vòm làm bằng kính cao ba tầng với hơn 4.500 bức chạm khắc xếp thành hàng để có thể được nhìn thấy từ đường phố phía bên ngoài. Phần trên của tòa nhà thì lại được bao phủ bằng đá granite trắng nhìn tựa như một tảng băng trôi khổng lồ. Mỗi khi tối đến, mái vòm lại được thắp sáng bừng lên như ngọn hải đăng, đúng như tên gọi của trung tâm nghệ thuật.

Visible Vault, Qaumajuq, the Inuit art Centre at the Winnipeg Art Gallery. Photo by Lindsay Reid

Qaumajug (phát âm là kow-ma-yourk hoặc thỉnh thoảng cũng có thể nghe thành how-ma-yourk) theo tiếng Inuktitut thì nó có ý nghĩa là “tỏa sáng, được soi rọi”

Maltzan nói: “Tôi đã bị chất lượng ánh sáng ở Winnipeg mê hoặc không khác gì cách mà ánh sáng ở phương Bắc đã mê hoặc tôi. Không gian triển lãm vừa mang âm hưởng hùng vĩ của phương Bắc vừa đi với chất lượng của ánh sáng khi được đặt trong khung cảnh này chính là cầu nối giữa các nền văn hóa với nhau.” Thông điệp về hòa hợp, tính hợp tác và trợ giúp người khuyết tật chính là sức mạnh dẫn dắt cho các kiến trúc sư hoàn thành công trình Qaumajuq. “Hội đồng cố vấn bản địa đã cùng với tôi bàn bạc về việc làm thế nào để có thể truyền tải được nội dung câu chuyện”, ông Maltzan nói thêm.

Hơn 14.000 tác phẩm nghệ thuật đã được đặt trong phòng trưng bày Qaumajuq, bao gồm các tác phẩm chạm khắc, in ấn, hội họa, dệt may và các cả những tác phẩm truyền thông mới mẻ. “Trước đây, bạn chỉ có thể chiêm ngưỡng được khoảng 1% bộ sưu tập của chúng tôi trong một lần đến thăm”. Borys nói: “Nhưng bây giờ, khi đã có nhiều không gian đa dạng hơn thì bạn có thể được thưởng thức nhiều hơn.”

Tên của tất cả các phòng trưng bày tại Qaumajuq đều được nhóm cố vấn lựa chọn và đặt bằng tiếng Inuktitut và các ngôn ngữ địa phương của các bộ tộc First Nations. Tiền sảnh và không gian dưới mái vòm được gọi là Ilavut, có nghĩa là “người thân của chúng ta” trong tiếng Inuktitut, ngụ ý nói về các nghệ sĩ tài năng và tinh thần nghệ thuật được thể hiện trong các tác phẩm của họ. Còn phòng trưng bày chính rộng 8.000 feet (750 mét vuông) thì được đặt tên là Qilak, nghĩa là “bầu trời”.

Buổi triển lãm khai mạc được tổ chức ở Qilak có tên là INUA. INUA là từ tượng trưng cho “sức mạnh sống” trong nhiều phương ngữ vùng cực Bắc. Buổi triển lãm diễn ra với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ từ bốn khu vực của vùng Inuit Nunangat, quê hương của người Inuit tại Canada, bao gồm Nunavut, Nunavik ở Bắc Quebec, Nunatsiavut ở Bắc Labrador và khu vực định cư Inuvialuit của các lãnh thổ phía Tây Bắc. Triển lãm này còn được sắp đặt bởi bàn tay của các nghệ sĩ gồm có Heather Igloliorte – một nhà sử học nghệ thuật tại Đại học Concordia, Asinnajaq – một nghệ sĩ từ Nunavik, Krista Ulujuk Zawadski – người điều phối nghệ thuật Inuit cho chính phủ Nunavut, và Kablusiak – một nghệ sĩ Inuk từ phương Tây hiện đang sinh sống tại Calgary.

Hơn 90 tác phẩm đang được trưng bày bởi các nghệ sĩ đến từ khắp miền bắc Canada và nghệ sĩ sống ở vùng quanh cực, cũng như một số nghệ sĩ sống ở khu thành thị phía Nam. Trưng bày cùng với các tuyệt tác từ thập niên 1960 và 1970 thì còn có những tác phẩm mang phong cách sáng tạo đương đại như tác phẩm của Eldred Allen, một nhiếp ảnh gia từ Labrador, người đã tạo ra phong cảnh biến đổi kỹ thuật số từ những bức ảnh được chụp từ drone.

Igloliorte chia sẻ thêm rằng: “Điều làm nên sự thú vị ở Qaumajuq là người dân Inuit có cơ hội được làm việc trong các lĩnh vực bảo tàng, quản lý và giáo dục. Điều đó rất hiếm khi xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi có thể cho người Inuit thấy cách chúng tôi nhìn nhận nghệ thuật của họ. Và chúng tôi cũng muốn người dân Inuit thấy đây chính là một cuộc triển lãm dành riêng cho họ. Họ sẽ được ngắm nhìn những hình mẫu thân thuộc.”

Cô cũng lưu ý rằng mặc dù các nghệ sĩ người Inuit sinh sống ở mọi nơi trên khắp thế giới, nhưng đối với một số nghệ sĩ, họ sẽ phải đối mặt với vài khó khăn để truyền tải được các tác phẩm nghệ thuật ở miền Nam, khi nó vốn được tạo ra ở miền Bắc. “Thách thức chính là phải thể hiện được góc nhìn của người Inuit.”

Oviloo Tunnillie (Canadian (Cape Dorset), 1949–2014). Grieving Woman, 1997, stone
(green serpentinite), 35 x 12.5 x 11.3 cm. Collection of the Winnipeg Art Gallery. Gift of the Volunteer Committee to the Winnipeg Art Gallery in commemoration of the Volunteer Committee’s 50th Anniversary, 1948-1998, 1999-499.

Karoo Ashevak (Canadian (Taloyoak), 1940–1974). Shaman, 1971, whale bone, plastic, stone, sinew
49.8 x 27.4 x 15.5 cm, Collection of the Winnipeg Art Gallery. Acquired with funds from The Winnipeg Foundation, G-77-27.

Iola Abraham Ikkidluak (Canadian (Kimmirut), 1936–2003). Caribou Shaman, 1992, stone, antler, 61 x 31.5 x 16 cm. Collection of the Winnipeg Art Gallery. Gift of Dr. Harry Winrob, 2006-534.1 to 3.

Photograph: Ernest Mayer, courtesy of the Winnipeg Art Gallery.

Mặc dù kiến thức về văn hóa luôn được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng nó không bị giới hạn trong một thời đại hoặc một tầm nhìn hạn hẹp nào đó. Ví dụ, theo truyền thống, người Inuit dùng da hải cẩu để làm thành áo parka bảo vệ họ khỏi cái lạnh. Có một tác phẩm đương đại trưng bày trong cuộc triển lãm INUA của nghệ sĩ Jesse Tungilik là một bộ đồ phi hành gia da hải cẩu.

Phần lớn bộ sưu tập tại Qaumajuq đang được chính phủ Nunavut cho mượn, họ cũng vừa gia hạn hợp đồng cho mượn này đến năm 2025. Bory nói rằng: “Chúng tôi muốn chắc chắn rằng bộ sưu tập có thể được chia sẻ thông qua các triển lãm của chúng tôi. Chúng tôi không phải là trục quay , mà chỉ là một chiếc nan hoa trong cả bánh xe nghệ thuật Inuit của miền Bắc.” Cuối cùng, ông hy vọng rằng các triển lãm di động có thể mở rộng sức ảnh hưởng của phòng trưng bày không chỉ trên Canada và thậm chí trên toàn thế giới. Trong lúc đó thì phòng trưng bày cũng đang kỹ thuật số hóa các hiện vật của mình để giúp người Inuit ở phía cực Bắc có thể truy cập từ xa.

Unidentified artist (Canadian (Western Arctic)). Mother Hubbard parka (kaliku), 2001, cotton, wolf fur, Delta braid, 137.2 cm. Collection of the Winnipeg Art Gallery. Gift of Carol Heppenstall, 2015-86.

Unidentified artist (Canadian (Hopedale), 20th century). Woman Dressed in Caribou Skin Clothing, 1975–1976, caribou skin, wood, sealskin, wood, cotton, embroidery floss, fake fur, 47 x 40.5 x 15 cm. Collection of the Winnipeg Art Gallery. Gift of JoAnn and Barnett Richling, 2013-108.

Roger Aksadjuak; Laurent Aksadjuak (Canadian/Canadian (Rankin Inlet), 1972–2014; 1935-2002). Spring Celebration, 1996, hand-built earthenware, terra sigilata, clay, ceramic, 54 x 48.3 x 47.2 cm. Collection of the Winnipeg Art Gallery. Acquired with funds from George William Battershill in memory of his wife Helen Battershill, 2002-90.

Tại sao lại Winnipeg được lựa chọn để trở thành một trung tâm nghệ thuật mới đột phá như vậy? WAG bắt đầu thu thập các tác phẩm nghệ thuật của người Inuit lâu hơn bất kỳ phòng trưng bày công nào của Canada. Vào những năm 1950, một nhà giáo dục nghệ thuật người Áo có tư duy tiến bộ đã di cư sang Canada và được mời về điều hành WMG. Ông Ferdinand Eckhardt lúc đó đã cảm thấy rất ấn tượng bởi các tác phẩm điêu khắc của người Inuit được bán tại một cửa hàng Hudson‘s Bay. Từ đó, ông bắt đầu lập nên một trong những phòng trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Inuit chất lượng nhất tại đất nước này.

ShopWAG. Photo by Lindsay Reid
ShopWAG. Photo by Lindsay Reid

Vào năm 2015, chính phủ Nunavut đã cho WAG mượn bộ sưu tập các tác phẩm mỹ thuật của họ bao gồm 8.000 hiện vật. Hợp đồng cho mượn còn bao gồm cả dịch vụ chăm sóc, lưu trữ, triển lãm, cố vấn cũng như phát triển chương trình giáo dục công cộng. Kể từ đó, nhiều buổi đào tạo bồi dưỡng các họa sĩ và Tộc trưởng cùng với các triển lãm di động ở các cộng đồng phía Bắc đã được tổ chức. Ngoài ra, bộ sưu tập cũng đã được kỹ thuật số hoá, đi cùng với đó là việc mở cửa một cửa hàng của phòng trưng bày ở thành phố để giúp các nghệ sĩ người Inuit có thể tiếp cận thị trường nhiều hơn.

Trong tương lai, hi vọng rằng một trung tâm di sản văn hóa sẽ được xây dựng tại Inuit Nunangat. Trong suốt buổi họp báo, ông Borys cũng xác nhận rằng ông sẽ gửi trả lại bộ sưu tập cho chính phủ Nunavut “bất cứ khi nào mà họ muốn.”

Vùng lãnh thổ miền Bắc chiếm hơn một phần ba diện tích Canada. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất ít người Canada đặt chân đến đó. Vì vậy mà phong cách sống, các giá trị văn hóa và truyền thống của người Inuit ít được biết đến ở phần còn lại của đất nước. Và phòng trưng bày mới này chính là một giải pháp.

Hành trình giáo dục không chỉ dành riêng cho những người sinh sống tại nơi đây. Như trang web của WAG có lưu ý, phòng trưng bày Qaumajuq còn mang trên mình một nhiệm vụ cao cả hơn thế nữa. “Qaumajuq sẽ đưa văn hóa miền Bắc đến miền Nam để củng cố sâu sắc thêm hiểu biết của thế giới về Canada.”

Đánh giá bài viết