KHỔ CỰC 9 PHỤ NỮ mưu sinh ở lò gạch Bến Tre, sắp thành "lò gạch bỏ hoang Chí Phèo" | Hoàng Lê
827 , 5.00 / #KHỔ #CỰC #PHỤ #NỮ #mưu #sinh #ở #lò #gạch #Bến #Tre #sắp #thành #quotlò #gạch #bỏ #hoang #Chí #Phèoquot #Hoàng #Lê / 21 meo lam ep phu nu nen biet
[Hoàng Lê] – Mỗi ngày chỉ được trả công vỏn vẹn 80 ngàn đồng nhưng những người phụ nữ ấy vẫn miệt mài bám trụ với lò gạch. Giờ đây khi lò gạch sắp đóng cửa, ai nấy đều chạnh lòng khi tự tay lấy mẻ gạch cuối cùng ra.
“Hồi đó mới vô làm cô được trả có 15 ngàn một ngày hà. Rồi từ từ lên hai chục, ba chục ngàn, rồi năm chục ngàn. Chứ đâu phải đùng một cái được tám chục ngàn như bây giờ đâu” – Cô Ngô Thị Công (55 tuổi, ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhớ lại cái ngày mới chân ướt chân ráo được nhận vào lò gạch.
Thoắt cái mà cô Công đã gắn bó với nghề chất gạch ngót nghét 30 năm trời. Cô kể, ngày ấy xứ Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm) còn nghèo lắm. Làm ruộng, làm mướn quần quật mà không đủ ăn, nhiều người đã đi tha phương cầu thực.
Thấy các lò gạch trong xóm thiếu người phụ, cô Công cũng mạnh dạn xin vô làm. Mỗi ngày hùng hục từ sáng đến chiều tối, số tiền cô nhận chỉ là mười mấy ngàn đồng.
“Làm cái nghề này tiền công tính theo năng suất chứ không theo ngày. Hễ ai làm được nhiều thiên thì tiền sẽ nhiều hơn. Còn ai yếu yếu là đói lắm con ơi” – cô Công tâm sự.
Thấy nghề cực mà lương bèo, ngày lấy chồng cô Công định bụng nghỉ hẳn. Rồi cũng xin đi làm công nhân, may vá, đi gặt lúa đủ kiểu nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Vẫn thiếu trước hụt sau.
Vậy là mấy năm sau, trời xui khiến cho người phụ nữ trở lại với cái nghề chụm lò, chất gạch.
Ngày hôn nhân tan vỡ, gánh nặng trên lưng cô Công như oằn thêm khi phải lo cho hai đứa con gái đang tuổi ăn tuổi học. Ấy vậy mà chúng vẫn lớn lên cùi cụi mặc cho bao khó nhọc của cuộc đời nhờ đồng lương làm gạch của mẹ.
Lau vội giọt mồ hôi trên trán, chị Huỳnh Thị Bé Hai (42 tuổi) kéo vội chiếc xe vừa chất đầy gạch từ lò ra. Trong khi phía sau xe, cô Công cũng gắng sức đẩy phụ. Họ lau đi như một cơn gió, khi ngoài trời vẫn nhỏ những giọt nước tí tách. Miền Tây Nam bộ đang bước vào một mùa mưa mới.
Đây đã là mùa mưa thứ 10 hoặc có lẽ hơn chị Bé Hai gắn bó với lò gạch của anh Nguyễn Tấn Đạt (46 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm). Hồi mới vào chị vẫn còn trẻ đẹp lắm. Giờ thì gương mặt đã ám màu gạch nung khắc khổ. 9 người phụ nữ tại cái lò gạch này hình như ai cũng vậy.
Chẳng biết nghề làm gạch xây nhà ở Mỹ Lồng có từ thời điểm nào, chỉ biết rằng khi các bà, các chị đổ xô nhau cùng làm nên thương hiệu bánh tráng Mỹ Lồng nức tiếng xứ dừa, thì cạnh bên đã có chi chít các cột khói làm gạch.
Mấy năm gần đây các lò dẹp dần. Chỉ còn một lò gạch ở ven sông và lò của anh Đạt. 9 người phụ nữ cứ thay phiên nhau chạy đông chạy tây. Lương không cao nhưng việc cứ đều đều có hoài.
“Đây là mẻ gạch cuối cùng rồi. Chất hết là lò cũng đóng cửa. Hết đất sét để làm gạch rồi. Mà không hết đất chắc cũng nghỉ. Gạch có 1 ngàn mốt/viên nhưng họ còn chê mắc” – chị Võ Thị Thu Huyền (41 tuổi, vợ anh Đạt) nói vọng ra khiến không khí nói chuyện của các nữ nhân công đang vui bỗng chùng xuống.
Ai cũng có chút bùi ngùi khi sắp sửa chia tay với cái nghề đã gắn bó nửa đời người. Lò gạch nếu đóng cửa chắc cũng giống lò gạch bỏ hoang như truyện ngắn Chí Phèo mất thôi…
#hoangle #ChiPheo #onggiao
Kênh về lĩnh vực Y tế – Đời sống – Xã hội của Hoàng Lê, để kêu gọi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống. Cam đoan cung cấp những thông tin chân thực, trách nhiệm cho mọi người.
– Đăng ký và nhận thêm CLIP MỚI tại đây:
– FANPAGE để kết nối với người yêu thiện nguyện, chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn mà bạn biết:
– FACEBOOK của tác giả:
Nguồn: https://lienket.vn/blog/
Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/lam-dep