Trong khi tham gia giao dịch Forex thì bạn cần biết tất cả các lệnh trong sàn giao dịch đó, đây là kiến thức căn bản mà mỗi trader đều phải tìm hiểu trước khi tham gia giao dịch. Ngoài hai lệnh phổ biến như buy and sell (buy limit, sell limit) thì trong Forex còn một số lệnh khác có thể giúp bạn tối ưu hóa giao dịch. Trong bài viết này, beatdautu.com sẽ giới thiệu đến bạn các lệnh trong Forex thường gặp mà bạn cần biết.
Lệnh giao dịch Forex là gì?
Về cơ bản thì tất cả các lệnh trong Forex đều được sinh ra để phục vụ cho mục đích giao dịch của trader trong những hoàn cảnh khác nhau như: Bạn muốn chờ điểm entry đẹp để mua vào, bạn đang bận rộn nhưng vẫn muốn giao dịch khi tới các mức giá nào đó hoặc bạn muốn vào lệnh ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội tốt,…
Tất cả các lệnh trong Forex được hình thành để phục vụ các mục đích trên, mỗi lệnh khác nhau lại có một chức năng nhất định khác nhau, không lệnh nào giống lệnh nào.
Làm một người giao dịch Forex thông minh thì bạn cần nắm rõ các đặc điểm và chức năng của từng lệnh, để có thể mang về tối đa lợi ích cho bản thân mình.
Do xuất phát điểm là tạo ra lệnh để phục vụ cho trader nên trong Forex có 2 loại lệnh chính gồm lệnh thị trường, lệnh dừng lỗ – chốt, chờ lệnh và lệnh trailing stop.
Các lệnh trong Forex
Để tìm hiểu rõ hơn về các lệnh trong Forex, chúng tôi sẽ chia nhỏ từng lệnh theo đặc điểm để các bạn nắm rõ.
Thực thi theo lệnh thị trường: Market Execution
Market Execution là một loại lệnh được thực thi dựa theo mức giá thị trường ở thời điểm đặt lệnh. Ví dụ bạn thấy trên sàn giao dịch có một cặp CADJPY đang được sàn bán với 2 mức giá 0.81227 (BID) và 0.81232 (ASK).
Tham khảo thông tin chi tiết: Bid và Ask là gì? Cách giảm chênh lệch giá Bid, Ask hiệu quả
Trong trường hợp này, bạn thực hiện giao dịch ngay lập tực thì lệnh của bạn sẽ khớp với 1 trong 2 mức giá trên. Tuy nhiên, dù bạn vào lệnh bán hay mua thì vẫn sẽ mất phí chênh lệch sàn.
Ưu điểm của loại lệnh này chính là giúp bạn khớp lệnh ngay lập tức và không bị bỏ lỡ cơ hội. Bạn cũng sẽ không mất thời gian chờ đợi bởi giao dịch rất nhanh gọn lẹ.
Nhược điểm của lệnh thực thi theo lệnh thị trường là khó tìm được điểm entry đẹp khi bạn vào lệnh. Nhiều khi bạn cũng sẽ cảm thấy thực hiện lệnh đúng lúc thị trường biến động dẫn đến spread giãn nhiều và bạn sẽ gặp bất lợi.
Các loại lệnh chờ (Pending Order)
Các loại lệnh chờ sẽ ngược với lệnh thị trường. Khi sử dụng lệnh chờ, bạn sẽ chờ để mua hoặc bán theo đúng giá mà bạn mong muốn chứ không phải mức giá mà thị trường đang chạy. Các lệnh trong Forex được chia thành 2 lệnh chờ chính là lệnh chờ Buy Limit, Sell Limit và lệnh chờ Buy Stop, Sell Stop.
- Lệnh chờ Buy Limit
Đây là lệnh chờ mua được thiết lập khi trader xác định giá sẽ tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, trước khi giá đi lên thì có thể sẽ giảm một chút. Do đó, lệnh chờ Buy Limit được thiết lập để bạn có thể mua được với mức giá tốt, rẻ hơn so với giá thị trường hiện tại đang cung cấp.
- Lệnh chờ Sell Limit
Lệnh giao dịch này được thiết lập khi bạn cảm thấy giá sẽ giảm, mặc dù trước khi giảm thì giá có thể sẽ tăng một chút hoặc tăng cao hơn giá hiện tại. Lệnh Sell Limit được ra đời để bạn có thể đặt lệnh bán ở mức cao hơn và đến khi giá giảm theo đúng dự đoán của bạn thì bạn sẽ thu về lời nhiều hơn.
- Lệnh chờ Buy Stop
Các lệnh trong Forex đều có ý nghĩa riêng. Buy Stop là một lệnh giúp bạn thực hiện mua theo giá cao hơn giá của thị trường. Lệnh này còn được biết đến với tên “lệnh chờ mua giá cao”. Đây là lệnh được đặt khi nhà đầu tư có niềm tin về giá trước khi khẳng định xu thế tăng sẽ phải phá được các mốc cản hoặc những đường xu hướng thì mới tiếp tục tăng giá.
- Lệnh chờ Sell Stop
Lệnh chờ Sell Stop còn được gọi là “lệnh chờ bán giá thấp”. Lệnh này sẽ giúp bạn thực hiện bán theo mức giá thấp hơn giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Bạn sẽ phải chờ mức giá phá quá các ngưỡng kháng cự thì mới có thể xác nhận xu hướng giá có giảm thực sự hay không. Khi đó mới bắt đầu vào lệnh.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kiến thức về đường hỗ trợ và kháng cự trong Forex
Ưu – nhược điểm của các loại lệnh chờ
Ưu điểm:
- Tìm được điểm đẹp để vào lệnh, giúp bạn có được giá tốt hơn so với mức giá thị trường.
- Do mua được với giá tốt nên tỉ lệ R:R cũng sẽ cao, điểm dừng lỗ ngắn, giúp các nhà đầu tư giảm được rủi ro khi vào lệnh.
Nhược điểm:
- Bạn phải thực sự kiên nhẫn, không được nôn nóng. Nhiều lúc 1 – 2 phút không thể khớp lệnh ngày, các bạn sẽ phải chờ 1 – 2 tiếng là chuyện bình thường.
- Đôi khi bạn sẽ bị lỡ cơ hội vào lệnh vì giá không về mà có thể tăng hoặc giảm tức thì.
- Trong một số trường hợp bạn sử dụng lệnh Sell Stop hoặc Buy Stop phải chấp nhận mua ở giá cao và bán ở giá thấp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đời không như mơ, sau khi khớp lệnh thì giá lại không đi theo dự tính của bạn, khiến bạn bị thiệt.
Lệnh Stop Limit và Take Profit
Đây là những lệnh dùng để quản lý nguồn vốn hiệu quả nhất. Có nhiều người thường bỏ qua 2 lệnh này bởi nghĩ rằng thực hiện theo cách thủ công hiệu quả hơn, không cần phải đặt cắt lỗ hay chốt lời trước.
Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Bởi nếu bạn không đặt trước lệnh thì thường không có đủ can đảm để cắt lệnh nếu giá đi quá xa với dự tính ban đầu. Điều này dẫn đến việc các bạn sẽ phải gồng lỗ bất khả kháng.
Do đó, nhiều người quan niệm “thà đau một lần rồi thôi”, khi chuẩn bị vào lệnh họ sẽ đặt trước các mức lỗ và chốt lời trước. Khi giá thực sự chạy đến mức đó thì sàn sẽ tự động thực hiện thay bạn.
Lệnh dừng lỗ kéo theo: Trailing Stop
Trailing Stop là một lệnh khá thú vị giữa các lệnh trong Forex. Đây là một dạng lệnh “động” luôn di chuyển cùng chiều với biến động của giá, là một sự kết hợp hoàn hảo giữa lệnh Stop Loss và Take Profit. Lệnh này được dùng khi bạn bắt đầu có lãi, không chỉ giúp bạn bảo toàn vốn mà còn giúp bạn thu được mức lợi nhuận cao nhất.
Điều này đồng nghĩa với việc hi giá đi theo hướng có lợi cho bạn thì điểm dừng lỗ của bạn cũng được thay đổi theo và được giữ một khoảng cách nhất định, tùy thuộc vào số pips mà bạn đặt.
Tham khảo thông tin chi tiết: Pip là gì? Cách tính pip trong giao dịch forex chuẩn nhất
Khi sử dụng lệnh Trailing Stop, bạn buộc phải mở máy và chạy phần mềm MT4 lên thì lệnh này mới có thể hoạt động. Nếu bạn tắt máy hoặc tắt phần mềm thì giao dịch cũng sẽ hết hiệu lực theo. Nếu bạn muốn tắt máy nhưng vẫn muốn lệnh còn hiệu lực thì phải sử dụng máy chủ ảo (thuê VPS).
Trên đây là các lệnh trong Forex mà các bạn cần phải biết trước khi tham gia. Việc tìm hiểu kỹ về các lệnh sẽ giúp các bạn vào lệnh hợp lý nhất, mang đến lợi nhuận cao và hạn chế tối đa các rủi ro.
Mã ID: c359