Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Vốn điều lệ là gì? Vai trò, ý nghĩa & quy định về vốn điều lệ - Blog - Lienket.vn

Vốn điều lệ là gì? Vai trò, ý nghĩa & quy định về vốn điều lệ

Khi thành lập một doanh nghiệp, vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, có những ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn điều lệ là gì và có ý nghĩa như thế nào, được sử dụng như thế nào là những khái niệm được rất ít người biết đến. Hãy cùng tìm hiểu ngay những giải đáp về các thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé.

Vốn điều lệ là gì?

Để hiểu được rõ nét khái niệm vốn điều lệ là gì? nhất là những người thành lập doanh nghiệp bay làm việc trong các công ty cần phải nắm rõ các quy định trong vốn điều lệ.

Trong tiếng Anh vốn đều lệ có nghĩa là gì? Vốn điều lệ là Charter Capital, trong một số trường hợp cũng có thể được gọi là Authorized Capital. Tuy nhiên, hiện nay, người ta thường sử dụng cụm từ Charter Capital để giải thích cho câu hỏi vốn điều lệ là gì hơn.

Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ chính là vốn thực góp của doanh nghiệp, nói cách khác. Trong một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc một công ty hợp danh, vốn điều lệ là tổng tài sản mà những thành viên của công ty cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định hoặc chính là tổng giá trị tài sản mà những thành viên này đã góp.

Mặt khác, đối với một công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của những mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc đã được đăng ký mua ngay khi doanh nghiệp được thành lập.

Vốn điều lệ là gì cho ví dụ cụ thể sẽ giải thích rõ hơn cho những câu hỏi vốn điều lệ là gì, Beat Đầu Tư đưa ra ví dụ sau đây:

Một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập bởi 2 thành viên. Thành viên có tên A cam kết góp số vốn 2 tỷ VNĐ với thời hạn tối đa là 30 ngày sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký cho công ty. Trong khi đó, thành viên có tên B cam kết sẽ góp số vốn là 1 tỷ VNĐ với thời hạn tối đa là 20 ngày. Như vậy, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn đó sẽ là 3 tỷ VNĐ.

Như vậy, ví dụ trên đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi vốn điều lệ công ty là gì? có thể thấy rằng bất cứ công ty/doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải hiểu rõ khái niệm về vốn điều lệ. Nhà đầu tư có thể tự quyết định số vốn điều lệ của công ty được thành lập dựa trên ý tưởng cũng như ngành nghề mà công ty đó kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Nợ xấu là gì? Hướng dẫn cách xóa nợ xấu CIC mới nhất

Một số đặc điểm của vốn điều lệ

Sau khi tìm hiểu vốn điều lệ là gì, hãy cùng Beat Đầu Tư điểm qua 2 đặc điểm quan trọng nhất của vốn điều lệ nhé.

2 đặc điểm của vốn điều lệ
2 đặc điểm của vốn điều lệ

Cam kết góp vốn điều lệ trong một thời hạn nhất định

Vốn điều lệ của các doanh nghiệp là tổng số vốn được các thành viên hoặc cổ đông cam kết sẽ góp trong một thời hạn cụ thể. Theo quy định của pháp luật, những thành viên hoặc cổ đông của các doanh nghiệp, công ty cổ phần sẽ phải thanh toán đầy đủ số vốn góp hoặc số cổ phần đã được cam kết trong thời hạn là 90 ngày, kể từ nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Nếu sau thời hạn quy định, các cổ đông, thành viên vẫn chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã quy định thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị số vốn đã cam kết đối với những vấn đề phát sinh về mặt tài chính. Thời hạn là trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ hoặc trong lúc thanh toán đầy đủ số cổ phần được đăng ký mua.

Vốn điều lệ có thể là nhiều loại tài sản khác nhau

Theo những quy định của pháp luật, vốn điều lệ được góp khi thành lập công ty/doanh nghiệp có thể là nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm Đồng Việt Nam, tiền là ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất của các thành viên, vàng, những bí quyết về mặt kỹ thuật, công nghệ, những tài sản có giá trị có thể định giá được từ Đồng Việt Nam và đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm quyền của tác giả và những quyền có liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền về giống cây trồng cùng một số loại quyền khác theo như quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Quỹ đầu tư là gì? Tìm hiểu các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam

Vốn điều lệ có ý nghĩa như thế nào?

Bên cạnh vốn điều lệ là gì thì vốn điều lệ để làm gì, sử dụng vốn điều lệ như thế nào cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vốn điều lệ của một công ty sẽ thể hiện tổng mức vốn đầu tư đăng ký mà các thành viên góp vào công ty để hoạt động.

Ngoài ra, vốn điều lệ cũng chính là cơ sở để phân chia lợi nhuận trong công ty cho các thành viên góp vốn, lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ % của mức vốn được góp của từng thành viên. Ngoài ra, ý nghĩa của vốn điều lệ còn là một cam kết bằng vật chất sự trách nghiệm của những thành viên góp vốn đối với các khách hàng hoặc đối tác kinh doanh.

Như vậy, hiểu theo cách đơn giản nhất, về cơ bản vốn điều lệ chính là những cam kết trách nhiệm bằng giá trị của tài sản góp vào công ty. Theo đó, những thành viên góp vốn điều lệ hoặc các cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp đó, những nghĩa vụ về mặt tài sản trong doanh nghiệp dựa trên tổng số vốn góp khi thành lập doanh nghiệp.

Những ý nghĩa cơ bản của vốn điều lệ
Những ý nghĩa cơ bản của vốn điều lệ

Đăng ký vốn điều lệ như thế nào?

Đăng ký vốn điều lệ như thế nào thực chất chỉ là một quá trình mà người góp vốn chuyển quyền sở hữu tài sản từ chính thành viên đó sang công ty sắp được thành lập. Người góp vốn chỉ cần phải kê khai những thông tin khi đăng ký thành lập công ty. Cách chuyển quyền sở hữu tài sản sang công ty được xác định như sau:

  • Nếu tài sản được góp là những tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu hoặc đất đã đăng ký quyền sử dụng đất, người thực hiện góp vốn sẽ phải hoàn tất những thủ tục chuyển nhượng quyền sử hữu, quyền sử dụng của tài sản đó tại những cơ quan có thẩm quyền.
  • Nếu tài sản được góp là tài sản không được đăng ký quyền sở hữu, thành viên góp vốn sẽ phải giao nhận quyền sở hữu cho công ty đó bằng cách lập biên bản.
  • Nếu những hoạt động thanh toán vốn góp là của nhà đầu tư nước ngoài, những hoạt động đó phải được thực hiện bằng tài khoản của chính nhà đầu tư đó được mở tại ngân hàng Việt Nam, không tính đến những trường hợp thanh toán trực tiếp bằng tài sản.
3 cách chuyển quyền sở hữu tài sản sang công ty
3 cách chuyển quyền sở hữu tài sản sang công ty

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến vốn điều lệ

Sau khi tìm hiểu những giải đáp về vốn điều lệ là gì, đặc điểm của vốn điều lệ là gì, hãy cùng đến với những câu hỏi thường gặp có liên quan đến vốn điều lệ nhé.

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty là bao nhiêu?

Vốn điều lệ tối thiểu cần góp vào một công ty sẽ tùy thuộc vào ngành nghề mà công ty đó kinh doanh. Đối với một số ngành, pháp luật sẽ không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tuy nhiên, một số ngành sẽ có quy định, bao gồm: 

  • Ngành ngân hàng.
  • Những tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
  • Những tổ chức kinh doanh bất động sản.
  • Các dịch vụ đòi nợ và dịch vụ bảo vệ.
  • Các dịch vụ đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài.
  • Ngành sản xuất phim ảnh.
  • Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không.
  • Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không (lưu ý không phải là doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không).
  • Doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung.
  • Các dịch vụ kiểm toán.
  • Dịch vụ thiết lập mạng viễn thông cố định cố định trên mặt đất và thiết lập mạng viễn thông di động trên mặt đất, thiết lập mạng viễn thông cố định và di động vệ tinh.

Với những trường hợp không quy định số vốn điều lệ tối thiểu, rất nhiều công ty lựa chọn đăng ký vốn điều lệ là 1 triệu VNĐ khi thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật thì số vốn này hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên, về mặt kinh doanh, đăng ký vốn điều lệ quá ít sẽ dễ khiến cho những đối tác, những cơ quan ngân hàng và thuế không tin tưởng vào doanh nghiệp đó khi đi giao dịch. Do đó, cần lưu ý rằng khi đăng ký vốn điều lệ, các công ty/doanh nghiệp phải lựa chọn một mức vốn hợp lý.

Vốn điều lệ tối đa của công ty là bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về số vốn tối đa mà các thành viên được góp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp được toàn quyền quyết định mức vốn góp, đảm bảo cho việc kinh doanh cũng như giúp các hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm: Đầu tư online là gì? Top 3 kênh đầu tư online uy tín, ít vốn

Khi mở công ty có cần phải chứng minh vốn điều lệ không?

Bên cạnh vốn điều lệ là gì thì việc có cần phải chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty không cũng là một câu hỏi vô cùng quan trọng được đặt ra. Câu trả lời là doanh nghiệp hoàn toàn không cần phải chứng minh vốn điều lệ, bạn sẽ không cần phải chứng minh vốn điều lệ có trong tài khoản khi thành lập công ty/doanh nghiệp.

Hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần phải hoạt động có hiệu quả, quản lý mọi công việc, hoạt động kinh doanh một cách chặt chẽ nhất và đảm bảo mọi hoạt động luôn nằm trong khả năng kiểm soát của mình, không cần phải chứng minh về vốn điều lệ.

Ngoài ra, thời hạn mà doanh nghiệp cần phải góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết là trong vòng 90 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận kinh doanh. Nếu sau thời hạn đó mà vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành điều chỉnh lại số vốn điều lệ với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra vốn điều lệ?

Hiện nay, không có bất cứ cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc kiểm tra vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đăng ký và chịu trách nhiệm về số vốn điều lệ hoàn toàn là những công việc nội bộ của doanh nghiệp/công ty đó.

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sẽ kinh doanh hợp pháp, chịu trách nhiệm những vấn đề tài chính sẽ phát sinh trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký, đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với đối tác, chủ nợ và đặc biệt là người lao động.

Tìm hiểu tăng vốn điều lệ là gì?

Tăng vốn điều lệ để làm gì cũng là một trong những câu hỏi phổ biến nhất được nhiều người đặt ra. Tăng vốn điều lệ là một hoạt động giúp các công ty/doanh nghiệp nâng cao năng lực về mặt tài chính, có thêm nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa trong tương lai.

Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các khách hàng, đối tác, các cơ quan thuế, ngân hàng cũng như các cổ đông có thêm nhiều niềm tin hơn về các hoạt động của doanh nghiệp.

Tăng vốn điều lệ - tăng niềm tin của cổ đông và các đối tác
Tăng vốn điều lệ – tăng niềm tin của cổ đông và các đối tác

Như vậy, bài viết trên là toàn bộ những giải đáp về vốn điều lệ là gì, ý nghĩa của việc góp vốn điều lệ cũng như những điều cần biết khi đăng ký vốn điều lệ. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan, hãy truy cập ngay vào trang web https://beatdautu.com/ các bạn nhé.

Mã ID: v961

Đánh giá bài viết