Viêm gan B có được tiêm vaccine Covid-19?| TS, BS Trần Thị Phương Thúy, BV Vinmec Times City

Viêm gan B có được tiêm vaccine Covid-19?| TS, BS Trần Thị Phương Thúy, BV Vinmec Times City


28659 , nan / #Viêm #gan #có #được #tiêm #vaccine #Covid19 #Trần #Thị #Phương #Thúy #Vinmec #Times #City / vtc online ot kich
Viêm gan B có được tiêm vaccine Covid-19?| TS, BS Trần Thị Phương Thúy, BV Vinmec Times City
#covid19 #vacxincovid19 #viemganb

Người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan B, C nói riêng có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19. Vậy nếu bị nhiễm viêm gan B, có thể tiêm vắc xin COVID-19 được không?

Cùng giải đáp vấn đề này với Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Phương Thúy, Trưởng đơn nguyên truyền nhiễm, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City.

Người bệnh viêm gan B có được tiêm vaccine Covid-19?

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Phương Thúy,
– Người mắc viêm gan B mạn tính đang được điều trị ổn định nên được tiêm vaccine COVID-19.
– Người mắc viêm gan B cấp tính, hoặc Viêm gan B mạn tính bùng phát: trì hoãn tiêm đến khi được điều trị ổn định.

Sau khi tiêm vaccine, người được tiêm cần nghỉ ngơi, theo dõi sát các phản ứng phụ sau tiêm và báo cho nhân viên y tế nếu cơ thể có phản ứng bất thường để được xử trí kịp thời.

Trường hợp người mắc viêm gan B mạn tính đang sử dụng các thuốc kháng virus viêm gan B theo đơn của bác sĩ: cần tiếp tục duy trì thuốc. Trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 không được dừng uống các thuốc kháng virus này.

Người mắc các bệnh gan khác thì tiêm vắc xin COVID-19 thế nào?

Đối với bệnh nhân đang bị viêm gan cấp tính, suy gan cấp hoặc xơ gan tiến triển, có biểu hiện mắt vàng, tăng men gan, suy gan, tiểu cầu giảm thì nên trì hoãn tiêm vaccine COVID-19, đợi đến khi điều trị bệnh ổn định.
Người bệnh xơ gan, ung thư gan: không có chống chỉ định tiêm vaccin.

Đối với người bệnh sau ghép gan, nếu chức năng gan ổn định vẫn có chỉ định nên tiêm vaccine COVID-19, chỉ trì hoãn tiêm khi người bệnh đang trong giai đoạn thải ghép cấp.
ai cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19?

Theo hướng dẫn mới nhất (3802/QĐ-BYT) được cập nhật ngày 10/8/2021 của Bộ Y tế, những đối tượng sau đây cần trì hoãn tiêm chủng COVID-19:
– Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Đang mắc bệnh cấp tính.
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần

Những đối tượng chống chỉ định:
– Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần tiêm trước).
– Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Ai cần thận trọng khi tiêm vắc xin COVID-19?
– Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
– Phụ nữ mang thai lớn hơn hoặc bằng 13 tuần.
– Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
o Nhiệt độ 37,5 oC.
o Mạch: nhỏ hơn 60 lần/phút hoặc lớn hơn 100 lần/phút.
o Huyết áp tối thiểu nhỏ hơn 60 mmHg hoặc lớn hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa nhỏ hơn 90 mmHg hoặc lớn hơn 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)
o Nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút.

Tại các hướng dẫn trước đây của Bộ Y tế, những người thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin COVID-19 cần được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, theo công văn mới nhất của Bộ Y tế (ngày 10/8/2021), người thuộc nhóm này cần chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

– Phụ nữ mang thai lớn hơn hoặc bằng 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh mở rộng diện bao phủ của vắc xin, thực hiện các biện pháp giãn cách, truy vết, sàng lọc, phát hiện, điều trị, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K để chủ động phòng chống (ngay cả khi người dân đã được tiêm vắc xin).

Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Hệ thống bệnh viện:

————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Nguồn: https://lienket.vn/blog/

Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/game

Đánh giá bài viết