Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Thuyền Buồm Bluenose Chiếm Trọn Trái Tim Chúng Tôi - Blog - Lienket.vn

Thuyền Buồm Bluenose Chiếm Trọn Trái Tim Chúng Tôi

Thuyền Buồm Bluenose Chiếm Trọn Trái Tim Chúng Tôi

Maureen Littlejohn
2021-08-13

145

Bluenose là một trong những chiếc thuyền buồm chăm chỉ nhất và nhanh nhất vào thời ấy. Nếu bạn ghé thăm trang web bluenose.novascotia.ca, bạn sẽ thấy những danh từ mĩ miều dành cho nàng: nhà vô địch bất bại, biểu tượng của Canada, đại sứ của tỉnh Nova Scotia.

Bluenose là một chiếc thuyền buồm gỗ, được đóng vào năm 1921 tại thị trấn Lunenburg, N.S. Mỗi lần nhắc tên tên của con thuyền, người dân Canada không khỏi dâng trào cảm giác tự hào. Nàng đã lập kỷ lục về số lượng cá tuyết đánh bắt được tại ngư trường Grand Banks, bên cạnh đó còn liên tục đánh bại các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ.

Hình ảnh con thuyền được khắc trên đồng 10 xu, trên tem thư, và còn in đậm trong trái tim của chúng tôi.”

Captain Philip Watson

 “Tôi thường nghĩ đến nàng như một biểu tượng cũng như một cách để tôi có thể khám phá mọi khía cạnh lịch sử”, thuyền trưởng Philip Watson giải thích, từ vị trí thủy thủ, ông giờ đây là người điều khiển tàu Bluenose II – con gái của chiếc thuyền nổi tiếng.

Vào năm 1964, chiếc thuyền Bluenose nguyên bản không may đã chìm ngoài khơi Haiti. Nhưng đến năm 1963, Bluenose II được ra mắt tại cùng một xưởng đóng tàu và tiếp tục tôn vinh những di sản như sự kiên cường, vẻ đẹp và niềm tự hào dân tộc.

Cứ mỗi tháng Tư hàng năm, con thuyền tại ra khơi, đem theo 14 người trẻ trong độ tuổi 19-30, trong đó có những người chưa từng đi thuyền bao giờ. Thuyền trưởng Watson chia sẻ rằng: “Chúng tôi mất khoảng hai tháng để cạo sạch lớp bẩn và sơn dầu từ mực nước đánh dấu của con tàu cho tới đỉnh cột buồm. Sau đó chúng tôi ra khơi 4 tháng”. Con thuyền thường dừng tại nhiều hải cảng vùng Maritimes, nơi mà du khách có thể ghé thăm chào hỏi thuyền trưởng và thủy thủ đoàn. Con thuyền cũng thường có mặt ở các chương trình tham quan cảng hoặc chương trình “Một ngày làm thủy thủ” tại Halifax và Lunenburg. 

Bởi vì đại dịch đang diễn ra nên vào mùa hè năm ngoái và mùa hè này, con thuyền chỉ có thể “lướt ngang qua” cho người dân địa phương  vẫy tay chào và cổ vũ từ bờ biển.

Chloe Marshall , đến từ thị trấn Pictou thuộc Nova Scotia, đã đăng ký làm thủy thủ khi cô mới 21 tuổi. “Đó là mùa mà chúng tôi tham gia các lễ hội tàu lớn ở Ngũ Hồ. Mỗi tuần chúng tôi lại neo đậu ở một cảng khác nhau và chào đón hàng ngàn người lên tàu.” – cô nhớ lại. Chương trình bao gồm các mục như canh gác trong trời mưa, trả lời câu hỏi từ công chúng và học các kỹ năng như lắp ráp hoặc tháo gỡ thiết bị và bảo trì thuyền gỗ. Vào năm 2020, trong tình hình dịch COVID-19 diễn ra thì mọi thứ có khác biệt một chút lúc Marshall thực hiện chuyến tham quan tàu. “Tôi nhớ công việc kể chuyện về con thuyền cũng như lịch sử của nó tới công chúng.” cô nói.

Chloe Marshall, of Pictou, Nova Scotia
Chloe Marshall, of Pictou, Nova Scotia

Câu chuyện của thuyền Bluenose bắt đầu ngay từ sau Thế chiến thứ nhất khi mà mọi người còn đang quay cuồng vì lượng người thiệt mạng khủng khiếp trên chiến trường, cũng như số người tử vong vì dịch cúm Tây Ban Nha. Vì vậy, việc nâng cao tinh thần là cực kỳ cần thiết.

Vào năm 1920, cuộc đua chung kết giành chiếc Cúp Châu Mỹ danh giá đã bị hủy bỏ vì chủ của những chiếc thuyền đua bóng bẩy sợ thời tiết có thể làm tổn hại đến thuyền của họ.

Nhưng những ngư dân nhiệt thành ở Lunenburg, N.S., đã cười trên nỗi sợ hãi của những chủ thuyền giàu có bởi vì đối với họ, việc giăng buồm ra khơi, vượt qua sương mù, gió mạnh, mưa lớn và cái lạnh chính là một phần con người họ.

Các tay đánh cá người Mỹ và người Canada đã ngầm cạnh tranh với nhau trong nhiều năm để đua đến được ngư trường Grand Banks trước và sau đó quay về đầu tiên để có được mức giá tốt nhất cho mẻ cá. Vậy là một cuộc đua chính thức cho các thủy thủ chính thống từ các tàu đánh cá đã được tổ chức. Giải thưởng là Giải Ngư phủ Quốc tế cùng với một tấm séc trị giá $5.000 (khoảng $69.000 ngày nay).

Khi đó Nova Scotia đã chọn ra chiếc thuyền đánh cá nhanh nhất của mình và mời cộng đồng đánh cá người Mỹ tại thành phố láng giềng là Gloucester, bang Massachusetts làm điều tương tự. Cuộc đua được tổ chức vào tháng 10 năm 1920 và chiếc tàu Esperanto của Mỹ đã đánh bại tàu Delawana của Canada. Người Canada không hề nao núng mà bắt tay vào đóng con thuyền Bluenose. Chiếc thuyền được hoàn thành chỉ trong 96 ngày.

Hầu hết tàu thuyền lúc đó đều được đặt tên theo thuyền trưởng hoặc người vợ của chủ nhân. Nhưng thuyền Bluenose lại được đặt tên theo một loại khoai tây phổ biến ở thời điểm đó. Từ ‘Blue” được lấy trong màu xanh của vỏ khoai tây, và loại khoai có hình dạng như một chiếc mũi nhỏ và mập này được trồng rất nhiều tại thung lũng Annapolis và được sử dụng khắp Nova Scotia.

Nàng là con tàu quốc dân, đại diện cho sự chăm chỉ và tinh thần bất khuất của người dân Canada.

Dưới sự điều khiển của thuyền trưởng Angus Walters người Lunenburg, con tàu đã đi hết tốc lực. Kể cả khi cánh buồm bị rách và dây bị đứt lìa, nó đã giành chiến thắng trong chuỗi cuộc đua đầu tiên của mình vào năm 1921. Vào năm 1922, con tàu lại chiến thắng. Năm 1923 không có người chiến thắng rõ ràng do lỗi kỹ thuật. Trong cuộc đua tiếp theo diễn ra vào năm 1931, Bluenose lại chiến thắng một lần nữa.

Cùng với danh tiếng vang dội của mình, con tàu đã được biết đến với cái tên Nữ hoàng  Bắc Đại Tây Dương. Vào năm 1929, hình ảnh của nó đã được in lên tem thư. Năm 1937  được khắc lên đồng 10 xu của Canada cho tới tận bây giờ.

Cuộc đua cuối cùng được diễn ra vào năm 1938 khi con thuyền đã 17 năm tuổi. Trong một hiệp phụ khốc liệt, thuyền Bluenose đã đánh bại chiếc Gertrude L. Thebaud chỉ trong chưa đầy ba phút và Canada lại giữ vững danh hiệu. Ngày nay, bạn có thể thấy chiếc cúp chiến thắng đó trưng bày tại Bảo tàng Nghề Cá ở Lunenburg.

Thời đại của con thuyền gỗ này cuối cùng cũng phải chấm dứt. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp xảy ra và Bluenose cuối cùng đã được bán cho công ty thương mại West Indies để vận chuyển hàng hóa khắp vùng biển Caribe. Vào năm 1946, trong khi đang chở chuối và rượu rum, nó đã đâm vào một rạn san hô ngoài khơi Haiti và chìm xuống.

Nhưng đó chưa phải là kết thúc. Năm 1963, xưởng tàu Smith & Ruland tại Lunenburg, nơi đã từng đóng chiếc thuyền Bluenose nguyên mẫu, cho ra đời chiếc Bluenose II. Chiếc thuyền kế nhiệm này đã được một nhà máy bia tại địa phương chọn để quảng bá bia Schooner và từ đó trở thành đại sứ của tỉnh Nova Scotia. Nhà thiết kế cho Bluenose, William James Roué và thuyền trưởng Walters là hai người đã đóng góp ý kiến cho công trình này và cũng chính thuyền trưởng Walters đã thực hiện chuyến hành trình đầu trình của con thuyền mới này.

Bluenose II, hiện đang thuộc sở hữu của tỉnh, đã được tích hợp công nghệ hiện, nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột thì vẫn đáng sợ.

“Giá mà tôi không phải gặp bão nữa thì tốt.” Watson cho biết: “Cảm giác giống như là đứng trên trần xe và lao xuống đường cao tốc với tốc độ tối đa vậy”

Tuy nhiên, so với những thử thách thì niềm vui lại lớn hơn rất nhiều.

“Ngoài khơi, bạn sẽ được nhìn thấy nhiều vì sao hơn những gì bạn từng thấy trong cuộc đời. Một ngọn sóng cao 6 mét sẽ dâng lên bắn nước tung tóe bên cạnh mạn thuyền và rồi đâu đó một con cá heo xuất hiện trong làn sóng, hoặc một con cá ngừ nặng gần 300 ký quẫy đuôi. Ông nói: “Đó là trải nghiệm làm thay đổi cuộc sống.”

Marshall, người vừa trở lại Đại học Dalhousie để nghiên cứu về đại dương học vào mùa thu này, cũng đồng tình. “Tôi đã trưởng thành một cách đáng kinh ngạc kể từ khi rời khỏi chiếc Bluenose II. Nhờ nó mà tôi học được rất nhiều kỹ năng mới cũng như tăng cường những kỹ năng cũ.”

Để đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm ngày Bluenose ra đời, ngoài đồng xu và tem kỷ niệm, các nhà máy bia địa phương cũng đã phát hành một số loại bia để vinh danh nàng. Thêm vào đó, bạn còn có thể theo dõi tiến độ của chương trình “lướt ngang qua” của con thuyền trên Facebook, Twitter và Instagram.

Vậy Watson cảm thấy thế nào khi trở thành thuyền trưởng của một con tàu đáng mến như vậy? “Tôi quả là người may mắn nhất Canada này”.

Đánh giá bài viết