Nông dân nâng cao thu nhập nhờ xuất khẩu nông sản
46 , 5.00 / #Nông #dân #nâng #cao #thu #nhập #nhờ #xuất #khẩu #nông #sản / vtc online ot kich
Nguồn video lấy từ
Biết kinh doanh online chuyên nghiệp
Cử người đến tận nơi đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ, người dân được làm quen với thương mại điện tử, hướng dẫn từ cách chụp ảnh sản phẩm, viết content (nội dung), xây dựng các kịch bản marketing bán hàng, lựa chọn kênh bán, livestream,… Mỗi nông dân đang được đào tạo để trở thành một chủ doanh nghiệp, chủ động nắm thông tin thị trường, mở rộng kênh phân phối, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xác định sẽ “không làm hộ”, các nhân viên bưu điện hướng dẫn, đào tạo bà con biết kinh doanh online thực thụ.
Thời gian gần đây nông sản Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình khi hàng loạt sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử. Đây là giải pháp tạo liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trên toàn quốc, giảm bớt các khâu phân phối trung gian.
Đồng thời, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Tận dụng lợi thế về hạ tầng và mạng lưới cùng đội ngũ nhân viên, ngành bưu điện đang đồng hành cùng bà con nông dân trong hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, tạo một kênh bán hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp, nhằm nâng cao giá trị hàng Việt vươn ra thế giới trong cuộc chơi lớn.
Ngày 30/10, Vỏ Sò ký kết hợp tác với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TƯ trong việc xúc tiến thương mại các sản phẩm trong chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đặc sản (OCOP) trên mạng lưới kênh phân phối là sàn Voso.vn. Đây là sàn thương mại đầu tiên có phần riêng dành cho các sản phẩm OCOP.
Gian hàng OCOP được đặt vị trí trung tâm trên sàn thương mại Voso, hưởng các chính sách ưu đãi tốt nhất của sàn và có nhân viên chuyên trách chăm sóc gian hàng, hỗ trợ bán hàng, vận hành cho từng nhà cung cấp.
Song song với đào tạo, chuỗi hội thảo của dự án “Phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử do phụ nữ làm chủ trong khuôn khổ dự án GREAT với xu hướng cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0” được triển khai tại nhiều tỉnh thành như Sơn La, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình.
Từ các hội thảo này, người nông dân bước đầu được tiếp cận, thay đổi tư duy về kinh doanh sản vật vùng miền cho địa phương và bà con dân tộc thiểu số. Sàn thương mại điện tử trực tiếp “cầm tay chỉ việc” họ cách bán hàng online.
Tới nay, Vỏ Sò có hơn 60.000 nhà cung cấp, trong đó 70% là nhà cung cấp các đặc sản, sản vật. Đơn vị này đã tiếp cận và hỗ trợ gần 1000 nhà cung cấp tại tất cả tỉnh thành, bao gồm miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc cải thiện kiến thức và kỹ năng bán hàng.
Tỷ lệ tiếp xúc người bán OCOP có nơi lên tới 97%, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ ký hợp đồng với VOSO trung bình trên 50%. Năng lực tự quản lý và bán hàng của bà con nông dân có nhiều cải thiện, chất lượng hình ảnh và bao bì đóng gói tăng cao, nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
Hà Nội, Bến Tre, Đồng Tháp, Sơn La, Thái Nguyên là những tỉnh, thành có số lượng sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất.
Nguồn: https://lienket.vn/blog/
Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/game