Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản - Blog - Lienket.vn

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản

Trên thị trường hiện nay, không 1 trader Crypto nào phủ nhận về tầm quan trọng trong khâu phân tích kỹ thuật. Chính vì vậy việc áp dụng những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin khi phân tích là điều vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn về 9 mô hình cơ bản để phân tích kỹ thuật, hãy cùng coindientu.com tìm hiểu qua bài viết sau.

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản

Phân tích kỹ thuật là việc mà nhà giao dịch học những biến động giá. Theo đó nguyên tắc cơ bản chính là việc quan sát và nhìn nhận các biến động giá của quá khứ để có thể xác định được tính hình biến động có khả năng xảy ra.

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản

Đối với thị trường này, lịch sử rất có thể sẽ lặp lại. Đây cũng chính là niềm tin và cơ sở để các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin dựa vào.

Thông thường phân tích kỹ thuật sẽ tìm kiếm mô hình đã hình thành nên trong quá khứ, đồng thời cho rằng mô hình đó có thể sẽ phản ứng ở thời điểm hiện tại 1 cách tương tự.

Như vậy vai trò của phân tích kỹ thuật như một cơ sở để những nhà giao dịch có thể dựa vào. Từ đó sẽ có các quyết định có cơ sở và không phải dựa theo cảm tính chủ quan. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản sau.

Mô hình vai đầu vai (mô hình Head and Shoulder)

Theo đó hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình vai đầu vai này thường sẽ xuất hiện tại giai đoạn cuối của một xu hướng. Đây cũng chính là mô hình đảo chiều của một xu hướng trước đó.

Giả dụ nếu như trước đó là một xu hướng đang giảm và xuất hiện mô hình Trade Coin dạng vai đầu vai ngược thì tiếp theo sau đó xu hướng có khả năng sẽ là mô hình dạng đảo chiều đi lên. Hay ngược lại nếu như xu hướng trước đó đang tăng, đồng thời bắt gặp mô hình Trade Coin đầu vai thuận thì tiếp theo sau đó rất có khả năng giá sẽ giảm xuống.

Vai đầu vai thuận

Để hiểu rõ hơn về hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin này, dưới đây là hình ảnh mô phỏng về mô hình dạng vai đầu vai thuận 

Mô hình dạng vai đầu vai thuận trong phân tích kỹ thuật Trade Coin
Mô hình dạng vai đầu vai thuận trong phân tích kỹ thuật Trade Coin

Trong mô hình Trade Coin dạng vai đầu vai thuận này yêu cầu những pha thời gian phải tương đồng với nhau. Theo đó thì khoảng thời gian hình thành nên vai phải và khoảng thời gian hình thành nên vai trái gần như phải tương đồng với nhau. Hiển nhiên là 2 khoảng thời gian này sẽ không thể chính xác bằng nhau 100% được, tuy nhiên phải không được quá chênh lệch nhau. Vì nếu như chênh lệch quá nhiều thì mô hình này sẽ không còn chính xác được nữa. 

Đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin trong mô hình này sẽ xuất hiện một đường cổ màu đỏ (Neckline). Trước khi mô hình dạng vai đầu vai này được hình thành thì đường cổ này đảm nhiệm vai trò là hỗ trợ. Theo đó mức hỗ trợ này thường khá vững do nó sẽ đi qua 2 đáy. Giai đoạn này cần chờ hỗ trợ bị phá vỡ, sau khi giá breakout khỏi khu vực đó sẽ đảo chiều đi xuống, đồng thời hỗ trợ sẽ thành kháng cự.

Vai đầu vai ngược

Đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin, cũng tương tự như mô hình dạng vai đầu vai thuận. Mô hình dạng vai đầu vai ngược cũng yêu cầu những pha thời gian phải tương đồng với nhau. Theo đó thì khoảng thời gian hình thành nên vai phải và khoảng thời gian hình thành nên vai trái gần như phải tương đồng với nhau. 

Mô hình dạng vai đầu vai ngược trong phân tích kỹ thuật Trade Coin
Mô hình dạng vai đầu vai ngược trong phân tích kỹ thuật Trade Coin

Đồng thời cũng tương tự như hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo mô hình dạng vai đầu vai trên, nó cũng xuất hiện một đường cổ màu đỏ (Neckline). Trước khi mô hình dạng vai đầu vai này được hình thành thì đường cổ này đảm nhiệm vai trò là kháng cự và cũng kháng cự khá vững do nó sẽ đi qua 2 đỉnh. Giai đoạn này cần chờ kháng cự bị phá vỡ, sau khi giá breakout khỏi khu vực đó sẽ đảo chiều đi lên, đồng thời kháng cự sẽ thành hỗ trợ.

Sau khi giá quay lại và test vùng hỗ trợ, khi đó cần đặt lệnh buy (mua) ở đây. Và lợi nhuận mục tiêu (Profit) được tính từ điểm mà mô hình breakout tính lên một đoạn bằng đoạn đó từ cổ tới đỉnh đầu của mô hình và có thể canh chốt lời theo hình ảnh minh họa trên.

Mô hình tam giác (mô hình Triangle)

Với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin trong mô hình tam giác sẽ có ba loại mô hình khác nhau. Theo đó mỗi một mô hình sẽ có những ý nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên lại có hình dáng tương đối giống với  nhau.

Theo đó với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin trong mô hình tam giác 3 loại chính sẽ là:

  • Mô hình tam giác tăng (hay Ascending Triangle)
  • Mô hình tam giác giảm (hay Descending Triangle)
  • Mô hình tam giác cân (hay Symmetrical Triangle)

3 loại mô hình này sẽ có hình dáng gần như tương tự nhau và được thể hiện như sau

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình tam giác
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình tam giác

Mô hình tam giác tăng

Theo đó mô hình tam giác tăng hay Ascending Triangle với hình mô phỏng trên thì hình thứ nhất ở trên cùng sẽ nhìn thấy góc vuông nằm phía trên và những đỉnh của giá gần như đi ngang, những đáy càng lúc sẽ càng tăng lên. Khi đó lực mua sẽ đẩy giá đinh lên (buy), trong khi đó lực bán không đẩy giá đi xuống nổi (sell).

Với mô hình thành, thường thì giá sẽ breakout, đồng thời đi lên.

Mô hình tam giác giảm 

Theo hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình tam giác giảm hay Descending Triangle được mô phỏng ở hình thứ 2. Theo đó sẽ thấy mô hình này đi ngược lại so với mô hình dạng tam giác tăng, mô hình dạng tam giác giảm sẽ có góc vuông nằm ở phía dưới. Khi đó những đáy của giá sẽ gần như đi ngang và những đỉnh của giá sẽ càng lúc càng thấp. Như vậy điều này sẽ cho thấy lực mua không đủ mạnh bằng so với lực bán.

Cho tới khi giá bị breakout ra khỏi mô hình, thì khi đó xu hướng giá sẽ đi xuống.

Mô hình tam giác cân 

Theo hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo mô hình tam giác cân hay Symmetrical Triangle tại hình mô phỏng thứ 3 thấy những đỉnh của giá hiện đang thấp dần và những đáy của giá thì lại đang tăng dần. Như vậy điều này cho thấy lượt bán càng ngày càng mạnh (sell) còn lực mua cũng càng lúc càng tăng mạnh (buy), sự giằng co của 2 lực mua và bán càng lúc sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Theo đó khi giá breakout tại phía nào trước thì phía bên đó sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn hẳn.

Mô hình chữ nhật (mô hình Retangle)

Đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo mô hình chữ nhật cũng sẽ có 2 loại chính là mô hình chữ nhật dạng giảm giá và mô hình chữ nhật dạng tăng giá.

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình chữ nhật
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình chữ nhật

Với hình ảnh trên có thể thấy 2 đường thẳng song song sẽ đại diện cho hai đường là kháng cự và hỗ trợ.

Đối với mô hình này chờ giá breakout. Nếu như giá break đi thêm một đoạn ít nhất bằng với chiều cao hình chữ nhật thì đây chính là khoảng giá tối thiểu mà giá có thể đi được, thường thì nó sẽ đi xa hơn.

Như vậy đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin nên sử dụng mô hình chữ nhật này để xác định dễ dàng hơn.

Mô hình cây cờ (mô hình Flag)

Đối với mô hình cây cờ (flag) trong hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin cũng có 2 loại chính là mô hình cờ giảm và mô hình cờ tăng. Theo đó mỗi mô hình sẽ được ứng dụng như sau.

Mô hình cờ tăng 

Mô hình cờ tăng trong quá trình phân tích kỹ thuật Trade Coin
Mô hình cờ tăng trong quá trình phân tích kỹ thuật Trade Coin

Mô hình cờ tăng hay Bullish Flag, dựa vào hình trên có thể thấy rằng thời điểm trước đó thì xu hướng đang tăng khá mạnh (thông thường xảy ra là vì một tin tốt nào đó đã thúc đẩy và làm cho giá phi lên rất nhanh) và ngay sau đó giá sẽ đi ngang. Như vậy điều này đã hình thành nên lá cờ chữ nhật, đồng thời có đường xu hướng đang giảm xuống (đây chính là giai đoạn những nhà đầu tư chốt lời, nghỉ ngơi, một số người còn nói rằng đây chính là giai đoạn để tích tụ năng lượng). Sau khi giá breakout với lá cờ đi lên, thì giá tăng lên một đoạn bằng với thân của cây cờ. 

Mô hình cờ giảm

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình cờ giảm
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình cờ giảm

Mô hình cờ giảm hay Bearish Flag sẽ ngược lại so với mô hình cờ tăng. Theo đó như hình trên, mô hình dạng cờ giảm giá này sẽ thấy được trước đó có một xu hướng giảm giá mạnh và sau đó hình thành nên mô hình dạng lá cờ hình chữ nhật cùng với hai đường xu hướng giảm. Nếu như giá breakout với lá cờ đi xuống thì giá khi đó sẽ giảm xuống một đoạn và cũng bằng với thân cờ như mô hình cờ tăng.

Mô hình cốc, tay cầm (mô hình Cup and Handle)

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình dạng cốc và tay cầm
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình dạng cốc và tay cầm

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình cốc và tay cầm hay Cup and Handle. Vốn dĩ có sự xuất hiện của tên gọi này là vì mô hình có hình dạng tương tự như một cái cốc và tay cầm. Trên thực tế thì mô hình này thường rất khó để nhận biết và sẽ phụ thuộc vị trí tương đối sau khi zoom chart lên để xem.

Nhằm xác định được điểm vào lệnh, có thể kết hợp cùng với Fibonacci được kéo từ đáy cốc tới đỉnh cốc và điểm vào lệnh nằm tại khu vực Fibonacci 0.618, 0.5 ở tay cầm. 

Giá mục tiêu sau khi breakout ra khỏi tay cầm sẽ bằng với chiều cao cốc.

Mô hình cái nêm (mô hình Wedge)

Theo như mô hình phỏng có thể thấy hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo dạng mô hình cái nêm này gần giống với dạng mô hình tam giác ở trên. Tuy nhiên điểm khác biệt với mô hình tam giác chính là cả 2 cạnh đều sẽ hướng lên hoặc đều sẽ hướng xuống. 

Theo đó mô hình cái nêm (mô hình Wedge) này cũng có 2 loại chính là mô hình giá nêm giảm và mô hình giá nêm tăng.

Mô hình giá nêm tăng

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình dạng giá nêm tăng
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình dạng giá nêm tăng

Đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo mô hình giá nêm tăng này có thể thấy nếu như cả hai cạnh đều hướng lên thì sẽ thể hiện lực mua đang chiếm ưu thế hơn và lực bán yếu hơn. Khi đó giá càng lúc sẽ càng được đẩy lên, tuy nhiên không nhiều và có một mức kháng cự nhằm giữ giá lại. Cho tới khi có 1 nhóm hoặc 1 người nào đó mạnh hơn, đồng thời áp đảo phe mua thì giá sẽ bị breakout hướng xuống dưới.

Mô hình giá nêm giảm

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình dạng giá nêm giảm
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình dạng giá nêm giảm

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo dạng mô hình giá nêm giảm sẽ ngược lại với mô hình trên, nếu như quan sát trong hình có thể thấy mô hình dạng giá nêm giảm sẽ có hai cạnh đều hướng xuống dưới. Như vậy lúc này phe bán sẽ chiếm ưu thế rất mạnh và phe mua vẫn giữ được giá ở một mức hỗ trợ. Lúc này dù cho phe bán đang chiếm ưu thế hơn nhưng nếu có một nhóm nào đó hay một người nào đó và bứt phá hơn, áp đảo lại phe bán thì giá sau đó sẽ đi lên. 

Mô hình hai đỉnh hai đáy (Mô hình Double Top – Bottom)

Mô hình hai đỉnh hai đáy trong quá trình phân tích kỹ thuật
Mô hình hai đỉnh hai đáy trong quá trình phân tích kỹ thuật

Mô hình hai đỉnh hai đáy trong hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin đóng vai trò là một mô hình đảo chiều. Nếu như trước đó có một xu thế giá uptrend hay downtrend rất dài và hình thành mô hình hai đỉnh hoặc hai đáy thì khả năng thành công của mô hình này là rất cao.

Mô hình trade coin hai đỉnh (Double Top)

Theo đó nếu như theo dõi hình ảnh phía trên của mô hình hai đỉnh, có thể thấy mô hình này có hai đỉnh gần bằng với nhau và không được chênh lệch nhiều.

Sau khi break tối thiểu, giá mục tiêu sẽ bằng với chiều cao của mô hình này.

Mô hình trade coin hai đáy (Double Bottom)

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình hai đáy cũng tương tự với mô hình hai đỉnh. Khi đó ta cũng có:

  • Hai đáy bằng nhau và không chênh lệch quá nhiều.
  • Sau khi break tối thiểu, giá mục tiêu cũng sẽ bằng với chiều cao của mô hình này.

Mô hình ba đỉnh ba đáy (Triple Top – Bottom)

Mô hình ba đỉnh ba đáy trong quá trình phân tích kỹ thuật
Mô hình ba đỉnh ba đáy trong quá trình phân tích kỹ thuật

Theo đó mô hình ba đỉnh ba đáy này cũng tương tự với mô hình dạng hai đỉnh hai đáy trên. Tuy nhiên nó sẽ có thêm một đáy hoặc một đỉnh nữa. 

Sau khi breakout tối thiểu, giá mục tiêu cũng sẽ bằng với chiều cao của mô hình này.

Mô hình 1-2-3

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin đối với mô hình 1-2-3 cũng sẽ có 2 loại chính là mô hình 1-2-3 bán và mô hình 1-2-3 mua. Khi đưa ra quyết định bán hoặc mua trade coin, rất nhiều trader sử dụng mô hình này để xác định điều kiện của thị trường.

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình 1-2-3
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với mô hình 1-2-3

Mô hình 1-2-3 mua 

Đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo dạng mô hình 1-2-3 mua (hay 1-2-3 buy) này có thể quan sát ở hình bên trái trên. Theo đó có thể thấy mô hình này gần như giống với dạng mô hình 2 đáy. Xu hướng trước đó là đi xuống, hình thành nên hai đáy nhưng đối với mô hình 1-2-3 mua này thì đáy sau sẽ cao hơn đáy trước. Sau đó chờ giá break khỏi vị trí 2 thì nên tiến hành mua vì giá thông thường sẽ đi lên.

Mô hình 1-2-3 bán 

Tương tự đối với hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin dạng mô hình 1-2-3 bán (hay 1-2-3 sell) này có thể quan sát ở hình bên phải trên. Theo đó có thể thấy mô hình này gần như giống với dạng mô hình 2 đỉnh. Xu hướng trước đó là đang tăng, hình thành nên hai đỉnh nhưng đối với mô hình 1-2-3 bán này thì đỉnh sau sẽ thấp hơn đỉnh trước. Sau đó chờ giá break khỏi vị trí 2 thì nên tiến hành bán vì giá thông thường sẽ đi xuống.

Như vậy trên đây là hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình cơ bản giúp bạn trade “vững tay” hơn. Tuy rằng những công cụ phân tích kỹ thuật thường sẽ hỗ trợ các trader một phần, nhưng bên cạnh đó cũng cần có chiến lược hiệu quả để quản lý vốn.

Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật Trade Coin

Để sử dụng được những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin trên đạt hiệu quả, đầu tiên phải hiểu được khái niệm của quá trình phân tích này. Vậy phân tích kỹ thuật là gì?

Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật trong Trade Coin
Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật trong Trade Coin

Phân tích kỹ thuật là gì?

Theo đó đây là phương pháp được sử dụng để phân tích về giá cả nhằm dự đoán về hành vi thị trường ở tương lai dựa vào diễn biến giá cả cũng như khối lượng giao dịch ở thời điểm trước đó. Quá trình phát triển của phân tích kỹ thuật bắt đầu từ công trình của ông Charles Dow. Ông là nhà báo về tài chính, đồng thời cũng là người sáng lập nên tạp chí lừng danh The Wall Street Journal.

Nhờ vào công trình này của ông mà sau đó Lý thuyết Dow cũng đã được khai sinh ra, lý thuyết này cũng đã khuyến khích các phát triển về sau trong phân tích kỹ thuật.

Cần những gì trong phân tích kỹ thuật trade coin?

Để thành thạo cũng như áp dụng được những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin một cách hiệu quả cần phải học hỏi những lý thuyết và công cụ cơ bản có thể kể đến như:

Trường phái Price Action

Nếu như định hướng phân tích kỹ thuật theo trường phái Price Action thì nên học một số những lý thuyết cũng như công cụ sau:

  • Các mô hình nến.
  • Kiến thức về Lý thuyết DOW, sóng Elliott.
  • Các mẫu hình nến nhật và mẫu hình Price Action.
  • Lý thuyết kháng cự và hỗ trợ, Trendline.

Trường phái dùng Indicator

Nếu như định hướng và sử dụng các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin theo trường phái Indicator thì nên học một số những lý thuyết cũng như công cụ sau: 

  • Những Indicator hữu ích, phổ biến và dễ sử dụng như RSI, DMI, MACD, Stochastic,…
Cần những gì trong quá trình phân tích kỹ thuật trade coin?
Cần những gì trong quá trình phân tích kỹ thuật trade coin?

Những khái niệm cơ bản trong phân tích kỹ thuật Trade Coin

Phân tích giao dịch hiện tại sẽ có 3 loại chính là phân tích cơ bản, phân tích tâm lý và phân tích kỹ thuật. Bài viết hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin dựa trên những kinh nghiệm thực chiến và Coindientu muốn giới thiệu tới các bạn đọc giả những kiến thức cũng như bộ công cụ cần thiết nhằm phục vụ cho hệ thống Trade Coin đạt hiệu quả cao sau.

Lý thuyết Dow là gì?

Hiện tại lý thuyết Dow được coi là cơ sở đầu tiên của những nghiên cứu kỹ thuật Trade Coin. Theo đó cơ sở xây dựng và đối tượng nghiên cứu của lý thuyết Dow là những biến động của thị trường và không hề liên quan tới những vấn đề thuộc lý thuyết phân tích về cơ bản. 

Lý thuyết này hiện có tổng cộng là 12 nguyên lý cơ bản với những ứng dụng thiết thực trong giao dịch có thể kể đến như:

  • Thị trường luôn tồn tại với 3 xu thế là: xu thế chính C1 và xu thế ngược lại là C2, xen kẽ chính là xu thế nhỏ không xảy ra nhiều biến động và kéo dài trong thời gian ngắn (Nếu như xu thế nhỏ kéo dài sẽ trở thành C2). Nó làm nên thị trường đi ngang và thị trường Bò-Gấu.

Như vậy trước khi áp dụng theo những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin thì một trader bắt buộc phải hiểu được trên thị trường đâu là xu thế C1 để giao dịch theo nó.

Lý thuyết Dow trong quá trình phân tích kỹ thuật 
Lý thuyết Dow trong quá trình phân tích kỹ thuật

Đối với lý thuyết Dow xu thế C1 sẽ thay đổi cho xu thế C2 khi những điểm phá vỡ được xác nhận. Theo đó ứng dụng của điều này chính là phương pháp giao dịch dạng Breakout vô cùng hiệu quả cho các Trader biết chờ đợi.

Time Frame là gì?

Trong phân tích kỹ thuật của Trade Coin Time Frame chính là khung thời gian thể hiện biểu đồ giá. Theo đó sẽ có nhiều khung thời gian được dùng và phổ biến nhất sẽ là 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút và 1 giờ.

Time Frame là gì?
Time Frame là gì?

Ứng dụng của Time Frame

  • Giao dịch ngắn hạn: thông thường sẽ sử dụng khung thời gian là 1 phút, 5 phút và 15 phút.
  • Giao dịch trung hạn: thông thường sẽ sử dụng khung thời gian là 30 phút, 1 giờ và 4 giờ.
  • Giao dịch trong dài hạn: thông thường sẽ sử dụng khung thời gian là 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng.

Indicator là gì?

Trong giao dịch Indicator là chỉ báo, thường được áp dụng trong các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin và có 2 loại chính:

  • Những chỉ báo nhanh Oscillator như: Stochastic, RSI
  • Những chỉ báo chậm Momentum Indicator: Đường EMA, MACD, đường trung bình MA.

Ứng dụng của Oscillator

  • RSI: <30 quá bán và >70 quá mua, 
  • Stochastic: <20 quá bán và >80 quá mua

Ứng dụng của Indicator

  • Thể hiện xu hướng tăng khi giao dịch trên đường EMA và ngược lại

Đường xu hướng là gì?

Theo đó xu hướng chính là chiều hướng biến động giá. Hiện tại có 3 xu hướng chính là: xu hướng đi ngang, xu hướng giảm và xu hướng tăng.

Đường xu hướng là gì?
Đường xu hướng là gì?

Như vậy đường xu hướng chính là đường nối của những đỉnh hay những đáy. Những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin hiện tại cũng thường hay sử dụng đường xu hướng này. 1 đường xu hướng tốt thông thường sẽ đi qua nhiều hơn hai đỉnh hoặc hai đáy.

Ngưỡng hỗ trợ, kháng cự

Qua hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình trên thì cụm từ ngưỡng hỗ trợ, kháng cự bắt gặp khá nhiều. Vậy ngưỡng hỗ trợ, Kháng cự là gì?

Kháng cự và hỗ trợ được gọi chung là cản. Theo đó cản tức là tới những vùng đó thì giá khó vượt qua được. Hiện tại có 3 loại cản chính là cản tâm lý, cản mềm và cản cứng.

Cản cứng gồm: Đường xu hướng, Đỉnh cũ, Đáy cũ, Kênh giá, những mức Fibonacci

Ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong quá trình phân tích kỹ thuật Trade Coin
Ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong quá trình phân tích kỹ thuật Trade Coin

Cản mềm: Đường EMA, những đường trung bình.

Đường EMA trong cản mềm
Đường EMA trong cản mềm

Cản tâm lý: Những số tròn của giá thí dụ như 1000, 2000…, những mức tăng hoặc giảm % tâm lý như 5%, 10%….

Tóm lại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chính là khái niệm cơ bản mà bất kỳ trader nào cũng cần phải biết khi áp dụng các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin hiện nay.

Dãy số Fibonacci: Fibonacci extension và Fibonacci retracement 

Dãy số Fibonacci là gì?

Hiện tại dãy số Fibonacci được biết đến là dãy số bắt đầu bằng số 1 và 1, số sau sẽ bằng tổng của 2 số trước đó. Theo đó ta có dãy số Fibonacci sau: 1, 1, 2, 3, 5,….

Trong toán học cũng như nghệ thuật  2 số có tỷ lệ vàng khi:

  • Tổng của 2  số đem chia cho số lớn bằng với số lớn chia số nhỏ. 
  • Tính ra được tỷ lệ vàng xấp xỉ 1,61803.

Những số trong dãy số Fibonacci này hiện tuân theo tỷ lệ vàng (với số sau chia cho số trước). Bên cạnh đó càng về sau của dãy thì càng gần hơn với tỷ lệ vàng. Thí dụ: 89/55~ 1,618 và 144/89~ 1,618.

Fibonacci Extension là Fibonacci mở rộng 

  • Những  mức là: 0 – 0,382 – 0,618 – 1,000 – 1,382 – 1,618

Fibonacci Retracement là Fibonacci hồi quy

  • Những mức là  0,236 – 0.382 – 0,500 – 0,618 – 0,786

Tuy nhiên không nhất thiết các trader phải biết được cách thức tính các mức Fibonacci vì hầu hết những công cụ đều đã hỗ trợ vẽ những mức này. 

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin với 9 mô hình trên cũng đã đề cập tới Dãy số Fibonacci này. Chắc chắn rằng với những phân tích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dãy số này.

Ứng dụng Fibonacci trong giao dịch

Fibonacci Retracement: Được sử dụng để xác định những mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.

Ứng dụng của Fibonacci trong quá trình giao dịch
Ứng dụng của Fibonacci trong quá trình giao dịch

Fibonacci Extension: Hỗ trợ xác định được mục tiêu mà giá hướng đến. Và sử dụng để xác định những điểm tiềm năng chốt lời.

Fibonacci Extension hỗ trợ xác định được mục tiêu mà giá hướng đến
Fibonacci Extension hỗ trợ xác định được mục tiêu mà giá hướng đến

Phân kỳ trong quá trình phân tích kỹ thuật

Trong quá trình phân tích kỹ thuật, phân kỳ sẽ được chia làm 2 loại chính là phân kỳ thường và phân kỳ kín.

Phân kỳ thường

Nếu như đường giá của xu hướng tăng thì:

  • Đỉnh Indicator 2 < Đỉnh Indicator 1
  • Đỉnh Giá 2 > Đỉnh Giá 1
Phân kỳ thường nếu như đường giá của xu hướng tăng
Phân kỳ thường nếu như đường giá của xu hướng tăng

Nếu như đường giá của xu hướng giảm thì:

  • Đáy Indicator 2 > Đáy Indicator 1
  • Đáy Giá 2 < Đáy Giá 1
Phân kỳ thường nếu như đường giá của xu hướng giảm
Phân kỳ thường nếu như đường giá của xu hướng giảm

Ứng dụng phân kỳ thường: Theo đó phân kỳ sẽ báo hiệu về sự đảo chiều xu hướng.

Phân kỳ kín

Nếu như xu hướng tăng thì:

  • Đáy Indicator  2 < Đáy Indicator 1
  • Đáy Giá 2 > Đáy Giá 1
Phân kỳ kín nếu như đường giá của xu hướng tăng
Phân kỳ kín nếu như đường giá của xu hướng tăng

Nếu như xu hướng giảm thì:

  • Đỉnh Indicator 2 > Đỉnh Indicator 1
  • Đỉnh Giá 2 < Đỉnh Giá 1
Phân kỳ kín nếu như đường giá của xu hướng giảm
Phân kỳ kín nếu như đường giá của xu hướng giảm

Ứng dụng phân kỳ kín: Theo đó phân kỳ kín hoặc phân kỳ hội tụ kín sẽ giúp báo hiệu cho sự tiếp diễn xu hướng.

Lưu ý: Khi sử dụng phân kỳ trong quá trình phân tích kỹ thuật chỉ nên kiểm tra với khung thời gian ở 1 giờ trở lên (nên sử dụng 4 giờ).

Lý thuyết sóng Elliott

Tìm hiểu về lý thuyết sóng Elliott

Hiện tại thị trường thường có xu hướng đi theo dạng mô hình sóng 5-3 tức là 5 sóng đẩy, 3 sóng điều chỉnh.

Tìm hiểu về lý thuyết sóng Elliott
Tìm hiểu về lý thuyết sóng Elliott
Mô hình sóng 5-3 cùng 5 sóng đẩy, 3 sóng điều chỉnh
Mô hình sóng 5-3 cùng 5 sóng đẩy, 3 sóng điều chỉnh

Sóng nằm trong sóng:

Mô hình sóng nằm trong sóng
Mô hình sóng nằm trong sóng

Phân tích sóng

Theo đó hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin thường rất hay sử dụng lý thuyết sóng Elliott này. Những quy tắc của sóng Elliott sẽ giúp phục vụ cho quá trình phân tích sóng trong một giao dịch. Theo đó:

  • Thông thường sóng 2 và 4 sẽ bật lại ở những vùng Fibonacci Retracement.
  • Sóng 4 sẽ không bao giờ đi vào trong vùng của sóng 1.
  • Sóng 2 sẽ không bao giờ vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1.
  • Sóng 3 sẽ không bao giờ ngắn nhất.

Những công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật trong Trade Coin

Đối với các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin thông thường sẽ sử dụng những công cụ hỗ trợ như Tradingview và những ứng dụng hỗ trợ theo dõi tin tức, biến động giá cả.

Tradingview

Đối với thị trường Forex thì các trader thường sẽ sử dụng MT4 để hỗ trợ xem biểu đồ. Nhưng đối với Trade Coin thì các trader sẽ chủ yếu sử dụng Chart trên Tradingview. Chính vì vậy đối với 1 Trader Trade Coin thì việc có 1 Account Tradingview là điều vô cùng cần thiết.

Tradingview là công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật trong Trade Coin
Tradingview là công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật trong Trade Coin

Ứng dụng hỗ trợ theo dõi tin tức, biến động giá cả

Để áp dụng các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin đạt hiệu quả tốt nhất thì các trader có thể sử dụng những ứng dụng hỗ trợ theo dõi tin tức ví dụ như Tabtrader, Coingecko và Coinmarketcap có thể theo dõi những tin tức tổng hợp vốn hóa, giá cả và những thông tin cơ bản của dự án mà bạn muốn theo dõi, tìm hiểu.

Account sàn giao dịch

Đối với Trade cũng tương tự như forex, để tham gia vào thị trường này cần 1 tài khoản giao dịch. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào sản phẩm mà người dùng muốn trade. Theo đó để áp dụng hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin một cách hiệu quả cần lựa chọn sàn giao dịch phù hợp. Theo đó có thể kể đến như: 

  • Sàn Margin, Future như: Binance Future, Houbi, Bitmex, Bybit, Snapex (contract), Bingbon, Let Me Trade (Spot + Contract).
  • Sàn Spot Trade như: Houbi, Okex, Binance.

Phân tích kỹ thuật trong Trade Coin có điểm gì khác biệt?

Hiện tại phân tích kỹ thuật trong Trade Coin cũng có nhiều điểm tương tự như khi áp dụng trong Trade Forex hoặc những thị trường tài chính khác tương tự. Tuy nhiên hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin sẽ có một số những đặc điểm khác biệt so với thị trường Forex, có thể kể đến như:

  • Thị trường Crypto luôn hoạt động 24/7: Phân tích kỹ thuật trong Trade Coin có điểm khác biệt đối với thị trường tài chính khác hay thị trường Forex là thị trường Crypto luôn hoạt động 24/7 và không có ngày nghỉ. Như vậy các Trader hoàn toàn có thể Trade có thể chơi bất cứ thời điểm nào mà không bị ràng buộc về thời gian.
Phân tích kỹ thuật trong Trade Coin có điểm gì khác biệt?
Phân tích kỹ thuật trong Trade Coin có điểm gì khác biệt?
  • Vốn hóa trên thị trường còn thấp và dễ bị thao túng giá: Theo đó vốn hóa của cả thị trường Crypto hiện tại cũng chỉ rất nhỏ so với bất kỳ một thị trường tài chính về truyền thống khác. Bên cạnh đó thao túng giá là một việc rất bình thường. Do đó khi Trade Crypto cũng nên chuẩn bị tâm lý này trước.

Nguyên tắc xây dựng một hệ thống phân tích kỹ thuật trong trade coin

Đối với thị trường này hiện tại có rất nhiều mô hình giá và chỉ báo khác nhau khiến trader chưa có kinh nghiệm khó lòng lựa chọn được phương thức phù hợp. Đây cũng là lý do khiến các bạn tìm đến những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin để đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản giúp bạn dễ dàng hơn khi xây dựng một hệ thống phân tích kỹ thuật trong trade coin. Theo đó:

  • Nguyên tắc 1: Hệ thống giao dịch phải gắn với 1 khung thời gian cụ thể. Theo đó hệ thống không cần phải quá phức tạp nhưng điều quan trọng là phải dễ quan sát và nắm bắt được điều kiện thị trường cơ bản.
  • Nguyên tắc 2: Các trader không nên thay đổi hệ thống giao dịch liên tục. Thay vào đó nên gắn bó với 1 hệ thống giao dịch nhất định và tập trung nâng cao vào kỹ năng phân tích.
  • Nguyên tắc 3: Trong thị trường tiền điện tử luôn tồn tại nhiều biến động khó đoán và các trader nên tuân thủ theo đúng kế hoạch chốt lời hay cắt lỗ đã định ra trước đó.

7 lỗi trong phân tích kỹ thuật trade coin

Tuy hiện tại có rất nhiều hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin đạt hiệu quả cao, nhưng trên thực tế đây vẫn là một trong những thử thách khó nhằn với những người mới. Với những trader trong thị trường crypto thì điều này càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

7 lỗi cơ bản trong quá trình phân tích kỹ thuật trade coin
7 lỗi cơ bản trong quá trình phân tích kỹ thuật trade coin

Thực tế sẽ không có bất kỳ phương pháp nào là hoàn hảo hoàn toàn, cũng như chẳng có chỉ báo nào giúp sinh lợi tức khắc. Chính vì vậy, bên cạnh việc áp dụng những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin đạt hiệu quả cao thì các trader cũng phải lưu ý một số lỗi phổ biến sau để quản lý được rủi ro 1 cách tốt nhất:

Không chịu cắt lỗ

Trên thị trường hiện nay cắt lỗ hay stop-loss được biết đến là một trong những cách để giảm thiểu được các tổn thất tiềm ẩn mà trader có thể sẽ gặp phải. Đây cũng chính là phương pháp hữu ích giúp duy trì được nguồn vốn của trader nếu như gặp trường hợp xu hướng của thị trường không được như ý.

Đối với giao dịch crypto, trader đừng vội nghĩ tới việc thu lợi nhuận nhờ vào thị trường béo bở này. Nên chắc chắn bản thân không bị thua lỗ trước. Vì với những trader mới tham gia thì việc thu lại lợi nhuận lớn từ đầu sẽ là một bài toán khó vô cùng khó khăn. Và nếu như có thu được lợi nhuận thì có lẽ tới 80% là nhờ vào may mắn. Như vậy điều quan trọng nhất chính là ưu tiên bảo vệ nguồn vốn.

Chính vì vậy đây là lý do vì sao đặt stop loss lại là điều rất cần thiết. Hãy nên chừa đường lui cho bản thân. Vì chắc chắn rằng không phải tất cả mọi chiến lược đầu tư của bản thân bạn đều hoàn hảo và như ý muốn. 

Lỗi cơ bản trong quá trình phân tích kỹ thuật là không chịu cắt lỗ
Lỗi cơ bản trong quá trình phân tích kỹ thuật là không chịu cắt lỗ

Tránh giao dịch quá nhiều

Việc tham gia vào quá nhiều giao dịch trên thị trường là một trong những sai lầm khá phổ biến hiện nay. Vì một số những chiến lược dựa trên các hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn để nhận được tín hiệu đáng tin từ thị trường. Hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng không phải khối lượng giao dịch đạt bao nhiêu mà lợi nhuận thu về sẽ là bao nhiêu. 

Một trong những sai lầm khác mà rất nhiều người mắc phải là tập trung vào những khung thời gian thấp. Thực tế, phân tích kỹ thuật trong những khung thời gian cao hơn thông thường sẽ đáng tin cậy hơn trong những khung thời gian thấp. 

Khung thời gian thấp có nhược điểm là đồ nhiễu. Vì vậy những trader thường sẽ bị cảm tính chi phối và giao dịch nhiều hơn và dẫn tới những rủi ro không mong muốn.

Giao dịch cảm tính

Sau khi trader vừa lỗ 1 khoản tiền trong giao dịch sẽ thường có tâm lý gỡ lại, trả thù thị trường. Giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số tài sản bạn đang nắm giữ. 

Nếu như không may vừa chịu 1 khoản lỗ đáng kể thì lời khuyên cho bạn là có thể dừng giao dịch với 1 khoảng thời gian nhất định để bình tĩnh lại. Khi đã ổn định hãy quay lại cuộc chơi với tâm thế tỉnh táo hoàn toàn.

Quá cứng nhắc

Nếu tham gia đầu tư vào thị trường này, hãy học cách linh hoạt và cởi mở với tất cả sự thay đổi đến từ thị trường. Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để trở thành 1 pro trader.

Không nên quá cứng nhắc khi phân tích kỹ thuật trong trade coin
Không nên quá cứng nhắc khi phân tích kỹ thuật trong trade coin

Nên nhớ rằng, thị trường crypto hiện đại và mới mẻ hơn rất nhiều so với các lĩnh vực truyền thống khác. Do đó cuộc chơi này không phù hợp cho trader bảo thủ trong việc định hướng, quyết định giao dịch và đầu tư vì bản chất của thị trường crypto là luôn có nhiều biến động, đồng thời cũng rất khó đoán định. Vì vậy cần học cách thay đổi cũng như thích nghi với chúng. Bởi lẽ 1 chiến lược đã áp dụng thành công ở thị trường này chưa chắc sẽ đạt được hiệu quả ở thị trường khác.

Phớt lờ các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường

Việc đưa ra quyết định dựa trên phân tích kỹ thuật là điều cần thiết. Tuy nhiên cũng đừng vì những yếu tố này mà phớt lờ đi tất cả các yếu tố khác có thể sẽ tác động đến thị trường. Theo đó thị trường có thể sẽ liên tục thay đổi và không có bất cứ 1 công cụ nào phân tích được chính xác hoàn toàn. Chính vì vậy, không nên chỉ dựa vào 1 công cụ duy nhất để tiến hành phân tích. Nên kết hợp linh hoạt những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin khác nhau để có được cái nhìn toàn diện và tổng quan nhất khi tham gia đầu tư, giao dịch crypto.

Phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn khi phân tích kỹ thuật

Khi lựa chọn những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin phù hợp cho bản thân cần lưu ý rằng nó cũng sẽ có tính xác suất. Bạn có thể đã thực hiện hoàn hảo các chiến lược của bản thân. Tuy nhiên nên nhớ rằng, điều này không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ gặt hái được lợi nhuận. Bất kỳ 1 công cụ nào dùng để kỹ thuật cũng tính tiềm ẩn vài rủi ro ít nhiều. Những chỉ báo có thể sẽ cho thấy bạn đang ở 1 thị trường tăng hay giảm. Tuy nhiên đây có thể chỉ là “1 miếng mồi nhử” mà thị trường đưa đến cho bạn thôi.

Phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn khi phân tích kỹ thuật là lỗi cơ bản của nhiều trader
Phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn khi phân tích kỹ thuật là lỗi cơ bản của nhiều trader

Rập khuôn theo những trader khác

Đối với thị trường này, việc học hỏi kinh nghiệm từ những trader khác một cách có chọn lọc và thông minh là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cũng đừng nên áp dụng 1 cách rập khuôn những gì mà các trader uy tín khác đã thực hiện để kiếm lời. Vì thị trường mỗi lúc sẽ một khác nhau. Do đó các chiến lược được họ áp dụng thành công tại thời điểm đó sẽ không đồng nghĩa với việc đem lại kết quả tương tự 100% khi bạn sử dụng. 

Để phát triển cách bền vững, cần tìm ra những thế mạnh của bản thân để tiến bước. Vì vậy hãy học hỏi nhưng cũng đừng sao chép 1 cách rập khuôn tất cả những điều trader khác đã làm. Bởi như vậy rất có thể khiến bạn tự bó buộc bản thân mình trong đầu tư. Hãy tìm ra những chiến lược và cách thức phù hợp với thị trường ở thời điểm hiện tại cũng chính bản thân bạn để tạo nên giá trị đáng giá nhất cả về vật chất và tinh thần.

Như vậy đối với thị trường này, để đạt được thành công cần chú trọng đặc biệt tới khâu phân tích kỹ thuật. Bên cạnh việc cập nhật thường xuyên tin tức, hãy nên rèn luyện thêm kỹ năng về quan sát biểu đồ, sử dụng thành thạo những công cụ chỉ báo và nhận diện mô hình giá. Hy vọng với những chia sẻ của coindientu.com về hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia vào đầu tư coin.

Mã ID: h834

Đánh giá bài viết