Hướng dẫn 2 bước tự kiểm tra vú| BS Lã Thị Tiềm, BV Vinmec Times City
81517 , nan / #Hướng #dẫn #bước #tự #kiểm #tra #vú #Lã #Thị #Tiềm #Vinmec #Times #City / hướng dẫn
#ungthuvu #ungthu
Bầu ngực đẹp, căng tròn, khỏe mạnh là mong muốn của hầu hết các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết cách chăm sóc tốt bầu ngực và bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro sức khỏe như ung thư vú. Hãy tự kiểm tra vú đúng cách để phát hiện các vấn đề của vú và phòng tránh bệnh ung thư vú.
Qua video dưới đây, BSCKI Lã Thị Tiềm, BS Ung bướu, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City hướng dẫn bạn 2 bước tự khám vú tại nhà.
Bạn hãy thực hiện 2 bước tự khám vú tại nhà như dưới đây:
Bước 1: TỰ KIỂM TRA VÚ BẰNG SỜ NẮN
Kiểm tra nửa ngoài vú phải: Nằm ngửa để ngực của bạn dễ kiểm tra, lót một gối mỏng ở vùng lưng dưới càng tốt. Nghiêng sang bên TRÁI để kiểm tra vú PHẢI của bạn. Bàn tay phải nâng lên và đặt mu bàn tay lên trên trán. (Hình 1)
Kiểm tra bằng ba ngón giữa: Dùng mặt dưới của ba đầu ngón tay giữa để kiểm tra. Luôn giữ cho các ngón tay thẳng và khép lại với nhau. Bắt đầu bằng di chuyển theo hình vòng tròn nhỏ với đường kính bằng chiều ngang của 3 ngón tay của bạn, di chuyển từ trên xuống dưới. Cần thực hiện ở 3 mức áp lực khác nhau. Lần đầu dùng áp lực nhẹ để phát hiện những bất thường ở các mô nằm gần da nhất, lần hai dùng áp lực trung bình để cảm nhận các mô ở sâu hơn một chút và lần ba dùng áp lực mạnh để cảm nhận vùng mô sâu ở gần lồng ngực và xương sườn trước khi chuyển sang vị trí tiếp theo.
Sờ theo đường xoắn ốc: Bắt đầu sờ theo hình xoắn ốc từ ngoài vào trong, vị trí bắt đầu phía trên ngang với nách và phía dưới ngang với đường dưới nịt vú. Di chuyển chậm từ ngoài vào trong cho tới khi chạm núm vú. Đừng nhấc ngón tay khỏi vú khi di chuyển và lập lại 3 lần với ba mức áp lực khác nhau.
Kiểm tra nửa trong vú PHẢI: Bỏ gối dưới lưng ra, bỏ tay ra khỏi trán và đặt cánh tay nằm gập góc trên giường. Kiểm tra cẩn thận khu vực núm vú theo hình vòng tròn mà không bóp núm vú. Kiểm tra các mô vú còn lại bằng cách sờ kiểu zíc zắc lên xuống, cho đến khi đến giữa ngực, ba lần với ba mức áp lực như trên.
Nghiêng sang phải và lặp lại các bước này trên vú TRÁI
Bước 2: TỰ KIỂM TRA VÚ BẰNG QUAN SÁT
Ở trần, đứng trước gương với ánh sáng đầy đủ, nhìn kỹ vào ngực của bạn ở 3 tư thế như trong hình 1,2 và 3 để kiểm tra các thay đổi trên vú của bạn
● Quan sát hình dạng: So sánh vú bên này với vú bên kia. Hai vú thường không đều nhau hoàn toàn nhưng không bao giờ thay đổi kích thước đột ngột.
● Quan sát da: Kiểm tra da vú có vùng nổi ban, mẩn đỏ, nốt bất thường, nhăn, lõm, hoặc sẩn da cam không.
● Quan sát núm vú: Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào như tụt núm vú, xuất hiện vết loét, đỏ, ngứa, sưng hoặc chảy dịch từ núm vú không.
● Quan sát hệ thống tĩnh mạch trên vú: Kiểm tra xem có sự thay đổi bất thường không
● Dùng hai tay nâng vú lên: Quan sát ½ dưới của vú và đường lằn vú xem có thay đổi gì không
Hình 1: Thả lỏng hai tay dọc theo thân
Hình 2: Đưa hai tay lên đầu và hơi cong về phía trước
Hình 3: Chống nạnh và hơi khom về phía trước
Lưu ý:
● Bạn hãy tập thói quen tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần để quen với hình dạng và cảm giác vùng ngực của bạn.
● Nếu bạn còn kinh nguyệt, hãy chọn một ngày cố định trong tuần đầu tiên sau khi sạch kinh để tự kiểm tra. Nếu bạn đã mãn kinh, đang có thai hay kinh nguyệt không đều, hãy chọn một ngày dễ nhớ, cố định trong tháng để kiểm tra.
● Việc tự kiểm tra vú KHÔNG thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư vú bằng chụp nhũ ảnh, siêu âm vú, hoặc sinh thiết để phân tích mẫu mô vú nghi ngờ. Các Bác sĩ sẽ giúp bạn có quyết định đúng khi phát hiện các bất thường ở vú.
Khi bạn tự khám vú và phát hiện ra một hoặc những thay đổi sau:
▪ Sờ thấy một cục cứng ở vùng vú.
▪ Thấy có sự thay đổi trong hình dạng, kích thước của vú.
▪ Thấy vùng da bị dày lên, nổi sần da cam, sưng đỏ hoặc có vẻ khác biệt với vùng xung quanh. Có vết lõm, vết sưng, hoặc các vết xước hằn trên da vú
▪ Có thay đổi ở núm vú như núm vú bị đẩy ra hoặc lõm vào, chảy dịch trong hoặc có màu đỏ hồng hoặc vàng
▪ Vú bị đỏ, nóng, sưng hoặc đau toàn bộ hoặc khu trú ở một chỗ của vú
▪ Xuất hiện ngứa, nổi vảy, lở loét hoặc phát ban trên vú hoặc núm vú
Bác sĩ sẽ kiểm tra vú cho bạn bằng mắt thường và sẽ cho bạn thực hiện siêu âm tuyến vú và chụp X-quang tuyến vú để đánh giá tùy theo tình trạng bất thường của bạn. Nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các khảo sát hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ tuyến vú (MRI) và/hoặc sinh thiết u vú để tìm ra bản chất của khối u là gì.
Hãy tập thói quen kiểm tra bộ ngực của mình nhiều lần, bạn sẽ càng hiểu biết về chúng nhiều hơn và bạn sẽ dễ dàng biết được nếu có gì đó bỗng nhiên thay đổi. Hy vọng chia sẻ của BS Lã Thị Tiềm sẽ cho bạn nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ bầu ngực của mình nhé.
Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Nguồn: https://lienket.vn/blog/
Xem thêm các Video Game khác tại: Hướng dẫn