Giỗ Tổ Hùng Vương Tại Sao Là Ngày Mùng 10 Tháng 3 Âm Lịch? | Tự Hào Việt Nam
29647 , 5.00 / #Giỗ #Tổ #Hùng #Vương #Tại #Sao #Là #Ngày #Mùng #Tháng #Âm #Lịch #Tự #Hào #Việt #Nam / meo lam ep da mat
Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch năm 2022, người lao động có thể được nghỉ đến 3 ngày. Đây là một cách để hưởng ứng ngày “Quốc giỗ” của dân tộc. Hãy cùng Thư Viện Pháp Luật ôn lại lịch sử, ý nghĩa của dịp lễ đặc biệt này thông qua video dưới đây!
Bài viết có tham khảo tại:
—
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT – MEDIA TEAM
Nội dung: Như Mai
Trình bày: Đức Huy
Dựng hình: Hoàng Hiệp
—-
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
– Website:
– Fanpage:
#TVPL #ThuVienPhapLuat
“Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.”
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.”
Những câu ca dao này đã khắc sâu vào tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Bởi hằng năm, cứ đến dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, chắc chắn sẽ không ít lần bạn được nghe ai đó nhắc đến những giai điệu trên, như một cách truyền miệng hiệu quả và độc đáo đến thế hệ mai sau, một chương sử hào hùng về dựng nước thuở sơ khai của các bậc tiền nhân. Hãy cùng TVPL tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa của ngày “Quốc lễ” Giỗ Tổ Hùng Vương ngay sau đây!
Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ của ai?
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, triều đại Hùng Vương tồn tại hơn 2000 năm với tên gọi Văn Lang, đã trải qua tất cả 18 đời Vua Hùng. Vậy Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ của vị vua Hùng nào?
Người Việt Nam xưa nay thường nói đến cụm từ “Giỗ Tổ Hùng Vương”. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 trước CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.
Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Như vậy, Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Chính vì thế, Giỗ Tổ có thể xem là giỗ Tổ Kinh Dương Vương.
Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân hay Hùng Vương đều là những vị Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Giỗ Tổ vì thế cũng tưởng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không chỉ riêng các vị Hùng Vương.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương xuất hiện từ khi nào?
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 m lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam kỷ niệm và tôn kính. Nhưng tại sao lại là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch mà không phải là một ngày nào khác?
Theo những tài liệu còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm.
Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Đến đời nhà Nguyễn, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mùng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày Quốc lễ. Kể từ đây, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính thức trở thành Giỗ Tổ Hùng Vương.
Sau Cách mạng tháng 8 (1945) thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL – CTN ngày 18/02/1946 cho công chức nghỉ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng về cội nguồn dân tộc.
Ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Ngày nghỉ của toàn dân
Ngày 02/4/2007, Quốc hội đã sửa Bộ luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày mùng 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Di sản được thế giới công nhận
Ngày 06/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Ý nghĩa giáo dục thế hệ mai sau
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn và mong muốn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải một lòng khắc ghi: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vì vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để người Việt Nam tự hào với thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng ngàn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.
Nguồn: https://lienket.vn/blog/
Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/lam-dep