Cách tính ngày rụng trứng – rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt?

Cách tính ngày rụng trứng – rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt?


51666 , nan / #Cách #tính #ngày #rụng #trứng #rụng #trứng #bao #nhiêu #ngày #thì #có #kinh #nguyệt / 21 meo lam ep phu nu nen biet
Cách tính ngày rụng trứng - rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt?
#mangthai #rungtrung #thaisan

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, do đó rất nhiều người thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày thì rụng trứng ngày nào? hay chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày thì rụng trứng ngày nào? rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh? Thực tế, quá trình rụng trứng là giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt khi trứng trưởng thành phóng ra khỏi buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng để chờ cơ hội tinh trùng gặp trứng và thụ tinh.

Nếu trứng được thụ tinh sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào, đồng thời di chuyển về tử cung, đến khi phôi nang hình thành sẽ làm tổ tại tử cung và nếu làm tổ thành công thì bắt đầu quá trình mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ bị phân hủy và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài theo kinh.

Thông thường, quá trình rụng trứng xảy ra khoảng 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và có thể thay đổi giữa các tháng.

Chu kỳ kinh nguyệt rụng trứng được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo. Có chị em chu kì chỉ kéo dài 20 ngày, có chị em lên đến 40 ngày hoặc hơn, khi chu kỳ lặp lại với nhịp độ tương đối ổn định được xem là bình thường.

Để xác định chính xác ngày rụng trứng của mình, chị em phụ nữ nên quan sát ít khoảng 3 – 4 tháng và ghi nhận số ngày mà chu kỳ quay trở lại. Số ngày của một chu kỳ nên gần với nhau hoặc xê xích không quá nhiều, nếu không việc tính ngày rụng trứng của bạn sẽ không thực sự chính xác.

Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng có liên quan chặt chẽ với nhau. Để tính ngày rụng trứng chính xác thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải lặp lại đều đặn, ổn định. Cách đơn giản nhất để ước tính ngày rụng trứng đó là đếm ngược lại. Theo lý thuyết, đầu tiên bạn cần phải tính được ngày sẽ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, dựa vào số ngày mà chu kỳ lặp lại được theo dõi trước đây. Sau khi xác định được ngày hành kinh của chu kì tiếp theo, bạn chỉ cần đếm ngược lại 14 ngày, đó chính là ngày rụng trứng trong chu kì này. Dù chu kỳ kéo dài bao lâu, sau khi rụng trứng 14 ngày đều sẽ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Từ đó, chúng ta áp dụng phương pháp tính ngược lại.

Nếu sau khi thấy xuất hiện các dấu hiệu rụng trứng hoặc xác định chính xác ngày rụng trứng khoảng 14-15 ngày, chị em chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn có thể đã chậm kinh. Việc chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân, có thể bạn đã có thai, nhưng cũng có thể do rối loạn hormone nội tiết nên kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường hoặc đây là dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chị em cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân.

Đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ, để mẹ “mang bầu không lo âu”, Vinmec cho ra mắt Khoá học “Thai kỳ khoẻ mạnh cùng chuyên gia Vinmec” đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay theo tiêu chuẩn y khoa cung cấp kiến thức thai kỳ toàn diện tại:

Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :

Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Hệ thống bệnh viện:

————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Nguồn: https://lienket.vn/blog/

Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/lam-dep

Đánh giá bài viết