Bí mật những chu kỳ trên bầu trời – Thiên Văn Học Tập 3 | Tri thức nhân loại

Bí mật những chu kỳ trên bầu trời – Thiên Văn Học Tập 3 | Tri thức nhân loại


2243 , 4.86 / #Bí #mật #những #chu #kỳ #trên #bầu #trời #Thiên #Văn #Học #Tập #Tri #thức #nhân #loại / 21 meo lam ep phu nu nen biet
Bí mật những chu kỳ trên bầu trời - Thiên Văn Học Tập 3 | Tri thức nhân loại
#trithucnhanloai #thienvanhoc
Chỉ 10k/tháng để tham gia làm thành viên của kênh Tri Thức Nhân loại nhằm hỗ trợ chi phí cho kênh tiếp tục thực hiện những video về khoa học. Hãy nhấn nút “Tham gia” kế bên nút “Đăng ký” để ủng hộ cho Tri Thức Nhân Loại.

Chu kỳ trên bầu trời – Thiên Văn Học Tập 3
Chu kỳ theo sao của Trái Đất được gọi là năm thiên văn hay năm sao hay năm theo sao. Năm sao tương ứng với một vòng quay biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu so với các sao, tức là khoảng thời gian mà xích kinh của Mặt Trời tính từ một điểm phân cố định tăng lên 360°. Nó bằng 365 ngày (tính bằng 24 giờ) cộng 6 giờ 9 phút 10 giây và bằng 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình.

Nếu không có hiện tượng tiến động của Trái Đất làm điểm xuân phân di chuyển, gây ra tuế sai của điểm phân thì năm sao dài bằng năm xuân phân.

Trục của Trái Đất bị tuế sai vì hành tinh này không phải là hình cầu hoàn hảo (nó là một hình cầu bẹt, lồi hơn ở khu vực gần xích đạo) khiến cho các lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và các thiên thể khác tạo ra mômen lực lên nó (lực thủy triều). Các mômen lực không cùng phương với vận tốc góc của Trái Đất, có xu hướng kéo các chỗ lồi xích đạo vào trong mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo), gây nên hiện tượng tuế sai của trục quay Trái Đất.

Trái Đất thực hiện xong một chu kỳ tuế sai trong khoảng thời gian khoảng 25.800 năm, theo đó vị trí của các ngôi sao được đo theo hệ tọa độ xích đạo sẽ thay đổi một cách chậm chạp; việc thay đổi này thực ra là do sự thay đổi của hệ tọa độ. Theo thời gian của chu kỳ này cực trục bắc của Trái Đất chuyển động từ chỗ hiện nay nó đang ở (trong phạm vi 1°Của Polaris) theo một đường tròn xung quanh cực hoàng đạo, với bán kính góc khoảng 23,5°. Sự dịch chuyển là 1° sau mỗi 180 năm (góc được lấy từ người quan sát chứ không phải từ tâm của vòng tròn này).

Tuế sai của trục Trái Đất là một hiệu ứng diễn ra rất chậm, nhưng ở mức độ chính xác mà các công việc liên quan đến thiên văn cần phải có thì phải tính tới nó. Cũng lưu ý rằng tuế sai của trục Trái Đất không có ảnh hưởng gì tới độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo Trái Đất (và vì thế độ nghiêng của trục quay của Trái Đất) trên mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng này là 23,45 độ và tuế sai không làm thay đổi điều này. Độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo trên mặt phẳng quỹ đạo có bị thay đổi nhưng chu kỳ của nó là hoàn toàn khác (chu kỳ chính vào khoảng 41.000 năm).

Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất làm thay đổi chậm thời điểm giao mùa từ năm này sang năm khác, do mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo. Sau khoảng 5.000 năm nữa thì thời điểm xuân phân ở bắc bán cầu tương ứng với vị trí Trái Đất trên điểm cận nhật trong quỹ đạo quanh Mặt Trời

************************************
Các video về Công Nghệ Thông Tin

Các video về Khoa Học Máy Tính

Các video về Điện & Điện Tử

Các video về chủ đề Hoạt Động Như Thế Nào

Các video giải thích về Hiện Tượng Tự Nhiên

Các video về Kiến Thức Tổng Hợp

Các video về Kiến Thức Y Học

Các video về Nguyên Tắc Thành Công

************************************

Tặng cho Tri Thức Nhân Loại ly cà phê để ủng hộ kênh làm nhiều phim khác tốt hơn:
Ủng hộ thông qua ví điện tử MoMo tới số điện thoại: 093 878 4520
PayPal:
unghotoi:
************************************
Giới thiệu sách hay nên đọc:
CÁC HÀNH TINH:
VẠN VẬT VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?:

******************************
Bản quyền thuộc kênh: Tri Thức Nhân Loại

Like our Facebook page::

Follow us on Twitter:

Follow us on Blogger

Follow us on Tumblr

Thiết kế hình ảnh: Cỏ Picture

Nguồn: https://lienket.vn/blog/

Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/lam-dep

Đánh giá bài viết