BÁT NHÃ TÂM KINH 7 BIẾN CÓ CHỮ | Phật pháp vi diệu
4670748 , 5.00 / #BÁT #NHÃ #TÂM #KINH #BIẾN #CÓ #CHỮ #Phật #pháp #diệu / meo lam ep da mat
BÁT NHÃ TÂM KINH 7 BIẾN CÓ CHỮ | Phật pháp vi diệu.
Thầy Thích Trí Thoát tụng.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bộ kinh rất ngắn của Đại Thừa Phật giáo nhưng lại có ý nghĩa rất thâm sâu, rất cơ bản, nhằm phá thói quen chấp thật rất nặng nề của chúng sinh. Kinh này được các chùa tụng niệm rất thường xuyên, các thầy cúng đám ma, ngay cả ở nông thôn miền nam Việt Nam cũng tụng kinh này. Có thể nói kinh này rất quen thuộc với Phật tử, nhưng mọi người có hiểu rõ ràng tường tận ý nghĩa của nó không, thì không dám chắc.
1/ QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH
Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu phép quán Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức dùng trí bát nhã soi thấu bản thể của thế giới, thì thấy Ngũ Uẩn đều là không, nên giải thoát được tất cả mọi khổ nạn. Toàn bộ Bát nhã Tâm kinh chỉ nhằm phá thói quen chấp thật. Hiểu được câu này rồi thì các câu sau trở nên dễ hiểu. Quan trọng, mấu chốt nhất là Sắc (vật chất). Hiểu được vật chất là gì thì sẽ hiểu được toàn bộ Bát nhã Tâm kinh, tất cả các câu sau đều là suy luận ra từ tánh không của vật chất và thế giới.
2/ XÁ LỢI TỬ ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆC PHỤC NHƯ THỊ :
Vật chất không khác cái không, cái không không khác vật chất, vật chất tức là không, không tức là vật chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng tương tự như vậy.
3/ XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :
Này Xá Lợi Phất ! các pháp đều là hiển thị của tánh không : không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm; như vậy trong tánh không, không có Sắc,
Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thế giới của hình tướng, màu sắc (nhãn giới) cho đến không có thế giới của tư tưởng ý thức (ý thức giới). Vật chất đã không có thật, bản chất của vạn pháp đã là không thì tất cả mọi hình tướng của vũ trụ vạn vật, nhân sinh cũng chỉ là ảo, không có thật.
4/ VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN :
Không có vô minh, cũng không có già chết nên cũng không có hết vô minh, hết già chết. Vì không có vô minh, không có già chết luân hồi sinh tử, nên cũng không có khổ, không có lý do hay nguyên nhân đau khổ, không có hết đau khổ, không con đường giải thoát : Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ , BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ :
Không có trí, cũng không có đắc, vì không có sở đắc, Bồ Tát nương vào tánh Không mà Tâm không có gì trở ngại, vì không có trở ngại nên cũng không có gì lo sợ.
5/ VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG CỨU CÁNH NIẾT BÀN :
Xa rời cả điên đảo mộng tưởng và cứu cánh niết bàn.
Điên đảo mộng tưởng còn gọi là thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng của Tâm sinh diệt, tưởng tượng ra vũ trụ vạn vật, tưởng tượng ra các pháp mà vẫn cho rằng có thật, tưởng rằng đó là sự thật khách quan ở ngoài ý thức. Đó là sai lầm lớn, không phải chỉ có người bình thường mới phạm phải mà cả những nhà đại bác học, đại khoa học gia, đại triết học vẫn phạm phải. Cứu cánh niết bàn cũng không phải là cảnh giới ở đâu xa lạ, mà chính là cảnh thế gian nhưng tâm không còn chấp trước, không bị sinh tử luân hồi ràng buộc nữa, không còn bị ràng buộc của không gian, thời gian và số lượng. Niết bàn chính là Tâm giác ngộ, Tâm như hư không vô sở hữu. Chứ không phải cứu cánh Niết bàn là một cõi giới riêng biệt có những tính chất như thường, lạc, ngã, tịnh, mà phái Tiểu thừa còn bảo lưu. Tất cả mọi cảnh giới đều là vọng tưởng vì vậy hành giả cũng không được chấp vào cứu cánh Niết bàn, do đó mới nói viễn ly.
6/ TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ :
Các vị Phật của ba đời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai) dựa vào Trí Bát nhã mà chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
7/ CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ. CHÂN THẬT BẤT HƯ :
Như vậy phải hiểu rằng trí bát nhã tức tánh không là tất cả các loại thần chú kỳ diệu, cao cấp nhất, có khả năng dứt trừ tất cả mọi khổ nạn, đó là điều chân thật.
Đó là điều đương nhiên, cái ta không thật, thế giới không thật thì mọi khổ nạn, tai ách cũng chỉ là ảo, là chiêm bao mà thôi.
8/ CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA.
Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ giác ngộ.
Vui lòng nhấn Đăng Ký (Subscribe) để ủng hộ kênh và nhận được nhiều video mới.
Link đăng ký:
Chân thành cảm ơn quý vị.😀
Phật pháp vi diệu – Phật pháp nhiệm màu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nguồn: https://lienket.vn/blog/
Xem thêm các Video Game khác tại: https://lienket.vn/blog/lam-dep