Hướng dẫn xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh – Điều dưỡng Phạm Thị Vân Anh, Vinmec Times City
109861 , nan / #Hướng #dẫn #xử #lý #sặc #sữa #ở #trẻ #sơ #sinh #Điều #dưỡng #Phạm #Thị #Vân #Anh #Vinmec #Times #City / hướng dẫn
#sua #sacsua #treososinh
Sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh là một tai nạn rất thường gặp trong Nhi khoa, ngay cả ở những nước tiên tiến. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi được phát hiện tử vong trong nôi hay trên giường sau khi bú sữa hoặc sau bữa ăn, em bé sặc sữa có thể cả trong những ngày quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu mẹ không biết cách sơ cứu sặc sữa, sữa có thể lọt vào đường thở và khiến trẻ ngừng thở, co giật, tím tái người, trẻ không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nếu bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao?
Cha mẹ có thể nhận biết em bé sặc sữa qua những biểu hiện:
– Đột ngột ho sặc sụa, tím tái, khóc thét trong khi bú hoặc sau khi bú
– Sữa trào ra mũi, miệng khiến trẻ bị hốt hoảng, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng
– Trường hợp nặng, trẻ có thể bị ngưng tim, ngưng thở thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu sặc sữa kịp thời
Hiện tượng em bé sặc sữa khi bú mẹ có thể là do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, ép trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười, do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lớn, sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp, cũng có trường hợp một số bà mẹ cho trẻ bú trong tình trạng trẻ đang mơ màng, nghĩa là đang bú nhưng cơ thể trẻ đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thái ngủ. Lúc này, sữa mẹ vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi thở nhanh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản và gây ra sặc. Sữa mẹ quá nhiều cũng có thể khiến em bé sặc sữa….
Đặc biệt, tình trạng sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh xuất hiện thường xuyên và chủ yếu là do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành góc nhọn để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Khi bị sặc, sữa sẽ trào lên nhiều gây kích ứng mũi đồng thời mũi sẽ bị đau nhức khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.Khi em bé sặc sữa, sữa đi vào đường hô hấp, gây ngạt thở, dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết, chết não…), ngừng tim, viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vì trùng đường ruột được đưa lên phổi)…
Nếu không may có em bé sặc sữa, các mẹ hãy thực hiện các thao tác sơ cứu sặc sữa cho trẻ ngay lập tức bằng cách:
– Hút miệng mũi: Cần nhanh chóng lấy sữa đọng trong họng và mũi trẻ ra bằng cách dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi của trẻ. Hút miệng trước, mũi sau, sau khi hút xong mẹ nên kích thích mạnh để trẻ có thể khóc và thở được. Sau đó mẹ nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được sơ cứu.
– Vỗ lưng, ấn ngực: Nếu em bé sặc sữa có biểu hiện tím tái, khó thở: cha mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, ở vị trí giữa hai xương bả vai vỗ dứt khoát 5 cái vào lưng trẻ rồi lật trẻ quay lại. Mục đích là để tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Nếu trẻ vẫn còn khó thở, tím tái thì mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn liên tục 6 cái ở dưới xương ức và đường nối hai bên ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục. Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt. Người sơ cứu sặc sữa cần nhanh chóng ngậm mũi và miệng trẻ và thổi hơi vào cho đến khi thấy lồng ngực trẻ hơi nhô lên. Sau đó phải đưa em bé sặc sữa đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Tình trạng sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó các bậc cha mẹ nên tìm hiểu cách sơ cứu sặc sữa để dùng đến khi cần và bảo vệ con trẻ khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng.
Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Hệ thống bệnh viện:
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Nguồn: https://lienket.vn/blog/
Xem thêm các Video Game khác tại: Hướng dẫn