Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the all-in-one-seo-pack domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Covalent Coin là gì? Toàn tập kiến thức cần biết về đồng CQT - Blog - Lienket.vn

Covalent Coin là gì? Toàn tập kiến thức cần biết về đồng CQT

Covalent cung cấp một giao thức lập trình API ứng dụng được trên hầu hết các blockchain. Giao thức này sẽ tham gia tích cực vào quá phát triển và phổ cập Web 3.0. Bài viết này, Beat Đầu Tư xin đi sâu phân tích hệ sinh thái của mạng Covalent. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung vào Covalent Coin, một loại tiền tệ cơ sở của Covalent.

Covalent Coin là gì? 

Covalent Coin hay chính xác hơn phải là CQT. Đây là mã thông báo quản trị của nền tảng Covalent. Hiện tại, nguồn cung của Covalent Coin đã ấn định ở mức 1 tỷ CQT. Nguồn cung lưu hành hiện tại của ma thông báo này là hơn 49 triệu CQT.

Covalent Coin là mã thông báo quản trị của nền tảng Covalent
Covalent Coin là mã thông báo quản trị của nền tảng Covalent

CQT có nhiệm vụ gắn kết các thành phần tham gia vào Covalent. Nó còn được giao dịch như hầu hết mọi loại tiền điện tử khác.

Ứng dụng của Covalent Coin 

Mã thông báo CQT từ vai trò trung tâm và có khá nhiều ứng dụng trong mạng lưới Covalent. Chính những ứng dụng đó đã giúp Covalent Coin trở lên có giá trị hơn.

Covalent Coin giữ vai trò như một loại tiền tiền cơ sở của mạng Covalent
Covalent Coin giữ vai trò như một loại tiền tiền cơ sở của mạng Covalent
  • Vai trò như một loại tiền tệ cơ sở: CQT giữ vai trò như một loại tiền tệ cơ sở của mạng Covalent. Có những người dùng sẽ được vào trong đó là những gì cần trả phí cho yêu cầu xử lý dữ liệu.
  • Sử dụng làm phần thưởng cho người thực hiện yêu cầu truy vấn: Covalent mô hình hoạt động gần tương tự như một website hoặc trang thương mại điện tử. Nền tảng Covalent từng tuyên bố họ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc quản lý, duy trì hoạt động của những nền tảng lớn hơn. Covalent cho phép mọi nhà cung cấp dịch vụ cá nhân truyện khai dịch vụ, hỗ trợ khách hàng của họ. Thông thường người nào thực hiện truy vấn nhanh nhất với mức chi phí phải chăng, mức nhận thưởng Covalent Coin cũng sẽ cao hơn.
  • Ủy quyền: Chủ nhân nắm giữ mã thông báo CQT có thể ủy quyền chúng cho người xác thực. Khi đó, người sở hữu số lượng đã thông báo nhỏ vẫn có quyền tham gia hưởng lợi từ hoạt động tương tác với cộng đồng.
  • Quản trị: Khi nắm giữ CQT, người tù có quyền thực hiện bỏ phiếu đề xuất thay đổi mã thông báo hoặc giao thức. Với Covalent Coin, người cùng của Covalent đã được trao quyền nhiều hơn, mỗi người dùng đều có tính nói nhất định ảnh hưởng đến định hướng phát triển của Covalent.
  • Ứng dụng trong phân tích dữ liệu: Các nhà phát triển cũng có thể nhận thưởng nhờ vào ứng dụng độc đáo, có tiềm năng phát triển.
  • Đặt cược staking: Thông qua việc staking CQT, người đặt cược có cơ hội kiếm thêm nhiều mã thông báo hơn. Trứng khi đạt được mã thông báo có nghĩa bạn đã cùng cấp tiện ích, tính bảo mật cho toàn mạng.

Khái quát về giao thức Covalent 

Covalent được thiết kế như một giao thức lập trình tích hợp đa chuỗi (API) có khả năng hiển thị hàng tỷ điểm dữ liệu trên vô số blockchain. Giao thức này Chính nhờ giải pháp hoàn hảo để lập chỉ mục tư vấn các blockchain. Cung cấp đến người dùng thông tin phục vụ quá trình phân tích, tối ưu hóa phân bổ tài nguyên.

Covalent được thiết kế như một giao thức lập trình tích hợp đa chuỗi (API) 
Covalent được thiết kế như một giao thức lập trình tích hợp đa chuỗi (API)

Với hệ thống ứng dụng phi tập trung (dApp) cũng được hưởng lợi bởi chỉ cần ứng dụng một API, mang lại tính thống nhất cao. Hiện nay, Covalent có thể đối chiếu hàng triệu điểm dữ liệu từ trên 100 tổ chức khác nhau. Thay vì tìm kiếm dữ liệu tại các vị trí khác nhau trên blockchain, người dùng chỉ theo dõi dữ liệu từ một điểm tổng đa chuỗi trên Covalent.

Để hình thành một điểm tổng hợp dữ liệu đa chuỗi, Covalent phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tiếp đó, API Covalent lại tiến hành phân phối dữ liệu theo nhu cầu của người sử dụng.

Ví dụ: API cung cấp hiệu suất hoạt động trong quá khứ và hiện tại của một tài sản kỹ thuật số nào đó. Tính năng này áp dụng cho một vài loại hình tài sản nhằm hỗ trợ phân tích toàn bộ thị trường tiền điện tử. Trong trường hợp được yêu cầu, Covalent sẽ trả dữ liệu cực nhanh. Cho dù có bao nhiêu blockchain được yêu cầu truy vấn thì tất cả dữ liệu cũng chỉ trình bày trong một API mà thôi. Nhờ đó, phía nhà phát triển đương nhiên đã tiết kiệm khá nhiều thời gian và dễ dàng tập trung hơn vào việc hoàn thiện blockchain, Web 3.0.

Hiện nay, Covalent được ứng dụng khá nhiều trong mảng tài chính phi tập trung DeFi và quản lý danh tính. Trong tương lai khi mạng lưới tiếp tục mở rộng, doanh nghiệp ứng dụng blockchain ngày một nhiều, tiện ích API của Covalent sẽ trở nên vô cùng phổ biến ở nhiều ngành nghề.

Hiện tại, Covalent đã cho phép phía nhà phát triển thiết lập điểm cuối API. Bên cạnh đó, nền tảng này còn hỗ trợ nhà phát triển tạo ra nhiều ứng dụng mới, cải thiện ứng dụng hiện có mà không nhất thiết phải thay đổi cơ sở hạ tầng.

Lịch sử ra đời của giao thức Covalent 

Dự án Covalent chính thức khởi động từ năm 2017 bởi hai nhà sáng lập Ganesh Swami và Levi Aul. Ngay sau khi thành lập chưa lâu, team phát triển dự án đời tư đã kêu gọi thành công 5 triệu USD từ một số nhà đầu tư. Trong đó nổi bật phải kể đến những tên tuổi có tiếng trong ngành Crypto như Alameda Research, CoinGecko, Hashed Ventures,..

Dự án Covalent chính thức khởi động từ năm 2017 bởi hai nhà sáng lập Ganesh Swami và Levi Aul
Dự án Covalent chính thức khởi động từ năm 2017 bởi hai nhà sáng lập Ganesh Swami và Levi Aul

Sau hơn 4 năm ra mắt, Covalent cũng đã dần khẳng định được chỗ đứng riêng. Ngày càng có nhiều tổ chức ứng dụng giao thức Covalent.

Cơ chế hoạt động của Covalent 

Như vừa đề cập, Covalent có khả năng lập chỉ mục toàn bộ lịch sử blockchain. Bao gồm tất cả hợp đồng Smart Contract, địa chỉ ví, thông tin giao dịch,… Dữ liệu trong lập chỉ mục cho dù đến từ bất kỳ blockchain nào cũng sẽ chuyển đổi thành một dạng.

Để có thể duy trì hoạt động, Covalent luôn cần có sự tham gia của nhiều thành phần 
Để có thể duy trì hoạt động, Covalent luôn cần có sự tham gia của nhiều thành phần

Covalent hỗ trợ người dùng truy vấn dữ liệu từ nhiều blockchain khác nhau qua một API duy nhất. Có thể cung cấp quyền truy cập vào các blockchain, mạng lưới của Covalent luôn cần sự phối hợp của 6 thành phần cơ bản. 

  • Người xác nhận: Có nhiệm vụ quan trọng trong việc xác nhận dữ liệu, giám sát hành vi của người tham gia. Nếu muốn trở thành một người xác thực trong Covalent, bạn cần phải đặt cược một lượng nhất định mã thông báo CQT hay Covalent Coin. Nếu trong quá trình xác nhận, bạn có hành vi không trung thực, làm ảnh hưởng đến hệ thống thì toàn bộ Covalent Coin đã đặt cược sẽ bị khóa vĩnh viễn.
  • Các nhà sản xuất mẫu khối: Phải cùng nhau cạnh tranh để thu thập dữ liệu nhanh và chính xác trên các khối Covalent bằng cách khởi chạy một nút trên chính hệ thống này. Nhà sản xuất bắt đầu xuất bản khối dữ liệu khi dữ liệu blockchain được thu thập. Tiếp đó, họ sẽ được nhận thưởng Covalent Coin.
  • Người lập chỉ mục: Luôn phải chạy đua để khởi tạo và xuất bản kết quả lên hệ thống Covalent. Công việc chính của người lập trình và tìm kiếm dữ liệu, kiểm tra tính chính xác và xuất bản kết quả dữ liệu lên mạng lưới lưu trữ.
  • Bộ phận trả lời yêu cầu lưu trữ: Làm nhiệm vụ tìm dữ liệu mà người cuối cùng trong Covalent yêu cầu. Những trình phản hồi yêu cầu lưu trữ cần làm việc trực tiếp với các nút khác. Tiếp đó, họ phải so sánh, đánh giá kết quả.
  • Trình phản hồi yêu cầu truy vấn: Thực hiện nhiệm vụ gần tương tự như Bộ trả lời yêu cầu lưu trữ. Tuy nhiên thay vì dùng dữ liệu nội bộ có trên chuỗi, Trình phản hồi yêu cầu truy vấn lại chủ yếu xử lý yêu cầu đến từ bên gửi qua API.
  • Nút phục vụ thư mục: Có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng của Covalent tìm và lựa chọn nút lý tưởng nhất. Quá trình này giúp người dùng chọn ra nút phù hợp với tài nguyên đóng góp, ở mức giá hợp lý với một yêu cầu xử lý dữ liệu.

Tất cả 6 thành phần trên đều không thể thiếu trong hệ sinh thái của Covalent. Mỗi thành phần tham gia đều thực hiện nhiệm vụ riêng, góp phần hình thành một giao thức hoàn thiện.

Đặc tính kỹ thuật của giao thức Covalent 

Covalent hướng đến mục tiêu trở thành điểm tựa hỗ trợ sự phát triển chung của Web 3.0, thông qua nền tảng công nghệ vững chắc.

Khả năng hiển thị dạng hạt 

Thông qua phương pháp giải mã và lập chỉ mục dữ liệu blockchain, Covalent hoàn toàn đủ sức hiển thị chi tiết vô số điểm dữ liệu. API Covalent ta loại bỏ một số công việc không cần thiết trong quá trình phát triển Web 3.0. Thay vào đó giao thức này cung cấp các giải pháp chuyên sâu cho toàn bộ mạng lưới blockchain.

Không có giải pháp mã

Covalent hỗ trợ cho cả người am hiểu và người không am hiểu kỹ thuật. Đó là nhờ vào tích hợp API không yêu cầu giải mã. Tích hợp này cho phép lộ trình phát triển Web 3.0 diễn ra nhanh hơn, hiệu quả được nâng cao. Không những vậy, giao thức Covalent còn loại bỏ nhiều rào cản để Web 3.0 ứng dụng sâu rộng hơn vào đời sống.

Covalent hỗ trợ cả người am hiểu và không am hiểu kỹ thuật nhờ vào tích hợp API không yêu cầu giải mã
Covalent hỗ trợ cả người am hiểu và không am hiểu kỹ thuật nhờ vào tích hợp API không yêu cầu giải mã

Chính bởi không yêu cầu điều kiện về mặt kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu blockchain nên Covalent có thể dễ dàng được ứng dụng hơn các giao dịch thức khác.

API hợp nhất cho nhiều blockchain 

Điều khiến cho Covalent trở nên đặc biệt chính cơ chế cấp API duy nhất cho nhiều blockchain. Nhờ đó, phía các nhà phát triển có thể dễ dàng chuỗi dữ liệu giữa các chuỗi khối với nhau.

Hiện nay, API của Covalent tương thích với rất nhiều blockchain. Team phát triển dự án cho biết trong tương lai API sẽ hỗ trợ các dự án đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

Công cụ chuyển đổi mồi

Mô tả hoạt động của bộ công cụ chuyển đổi mồi trong Covalent 
Mô tả hoạt động của bộ công cụ chuyển đổi mồi trong Covalent

Công nghệ chuyển đổi mồi cũng là một trong những điều đặc biệt của giao thức Covalent. Đây là công nghệ được lấy cảm hứng từ ngôn ngữ truy vấn MongoDB. Nhờ vào công nghệ chuyển đổi mồi đặc biệt, nhà phát triển có thể tổng hợp dữ liệu nhanh hơn, triển khai dịch vụ hiệu quả hơn.

Dữ liệu được giải mã nhanh

Nguồn dữ liệu cung cấp bởi Covalent API đã được giải mã và có thể sử dụng ngay cho blockchain và quá trình phát triển Web 3.0. Tốc độ giải mã dữ liệu cực nhanh giúp rút ngắn thời gian triển khai của nhiều dự án DeFi, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ blockchain.

Khóa API đặc biệt của Covalent 

Khóa API Covalent hoàn toàn miễn phí, nó giống như số nhận dạng để xác thực khách hàng. Mỗi người dùng đều có thể để tạo một tài khoản và truy cập vào khóa API để sử dụng các chức năng đã được tích hợp sẵn.

Hiện tại, khóa API của Covalent đã hỗ trợ mạng lưới chuỗi blockchain lớn
Hiện tại, khóa API của Covalent đã hỗ trợ mạng lưới chuỗi blockchain lớn

Ngoài ra, khóa API còn cấp quyền để người dùng truy cập vô số tài nguyên, thư viện ứng dụng khác. Phía nhà phát triển có thể sử dụng kết hợp API với Cryptosheets. Theo đó, Cryptosheets có khả năng cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, tạo trình tự truy vấn và trình biểu mẫu.

Hiện tại, khóa API của Covalent đã hỗ trợ mạng lưới chuỗi blockchain lớn như Ethereum, Binance Smart Chain, Polygon, Matic,.. Bên cạnh đó là khá nhiều các blockchain chỉ mới trong giai đoạn testnet. 

Cấu trúc mạng Covalent 

Vào tháng 4/2021, Covalent cho biết sẽ nâng cấp nền tảng mạng. Mạng Covalent được xem như “lớp cơ sở hạ tầng dữ liệu của Web 3.0”. Với mục đích loại bỏ điểm lỗi có thể gây ra rủi ro cho toàn mạng.

Cấu trúc mạng Covalent bao gồm 2 lớp 
Cấu trúc mạng Covalent bao gồm 2 lớp

Mạng cộng đồng phi tập trung mới của Covalent đóng vai trò như một lớp hợp tác ảo cung cấp dữ liệu blockchain. Mạng lưới này sử dụng Moonbeam như lớp dàn xếp, khởi chạy theo dạng Parachain Polkadot.

Nói chung, Covalent sẽ bao gồm 2 lớp điểm cuối, tạm gọi là lớp A và lớp B. Trong đó, lớp A làm nhiệm vụ trả về dữ liệu, áp dụng cho tất cả tính năng của một chuỗi khối (tra cứu số dư, giao dịch, lịch sử hoạt động,..).

Còn lớp B giống như điểm cuối cho một giao thức cụ thể trên chuỗi khối blockchain. Chẳng hạn như giao thức AAVE chỉ thiết lập cho chuỗi khối Ethereum mà không áp dụng cho bất kỳ chuỗi khối nào đó.

Trình khám phá khối Covalent – CQTScan

CQTScan được thiết kế như trình khám phá gốc của mạng Covalent, gần giống Etherscan dành riêng cho Ethereum. Tuy vậy, CQTScan lại cho phép người dùng khám phá tệp dữ liệu và cấu trúc dữ liệu của toàn mạng. Chẳng hạn như thời gian tạo khối và địa chỉ của thợ đào.

Mặt khác, trình khám phá này còn hiển thị cả chuỗi chéo nâng cao, theo dõi nhiều loại hình tài sản. Thông qua trình khám phá CQTScan, người dùng có thể xác định tình trạng của toàn mạng. Ví dụ như số lượng tham gia xác thực và số lượng Covalent Coin người dùng đã đặt cọc.

Quyền quản trị trên Covalent 

Như từng đề cập trong phần tổng quan Covalent Coin, chủ nhân nắm giữ mã thông báo CQT có quyền tham gia quản trị giao thức. Tất cả các cuộc thảo luận, biểu quyết đề xuất đều phải có sự tham gia của toàn bộ cộng đồng người dùng.

Chủ nhân nắm giữ mã thông báo Covalent Coin có quyền tham gia quản trị giao thức
Chủ nhân nắm giữ mã thông báo Covalent Coin có quyền tham gia quản trị giao thức

Nhờ vào cơ chế quản trị chặt chẽ, người sở hữu mã thông báo CQT đều có quyền tham gia thảo luận và đề xuất. Nhằm định hướng cho giao thức phát triển hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, cơ chế quản trị giao thức còn tạo ra cơ hội cho cộng đồng người dùng tham gia vào các cuộc thảo luận quan trọng định hướng tương lai phát triển của giao thức.

Cơ chế quản trị đa thức còn là một bước tiến quan trọng hướng đến tính phân quyền, tạo bình đẳng, trao quyền nhiều hơn cho người dùng. Chính sự phân quyền sẽ kích thích sự tham gia xây dựng nền tảng giao dịch.

Chương trình Covalent Alchemist Ambassador

Đây là chương trình dành cho toàn bộ cộng đồng nhà phát triển blockchain, Web 3.0 hoạt động trong hệ sinh thái của Covalent. Mục đích chính của chương trình này hỗ trợ sự phát triển chung của các dự án, định hình cơ sở dữ liệu nhằm triển khai công nghệ mới.

Covalent Alchemist Ambassador là chương trình dành cho toàn bộ cộng đồng nhà phát triển blockchain, Web 3.0
Covalent Alchemist Ambassador là chương trình dành cho toàn bộ cộng đồng nhà phát triển blockchain, Web 3.0

Chương trình Covalent Alchemist Ambassador triển khai theo hướng tự quản, sử dụng nguồn lực của hệ thống không phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ khác. Khi tham gia Covalent Alchemist Ambassador, mỗi dự án sẽ có cơ hội phát triển, lan tỏa sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

Có nên đầu tư vào Covalent Coin không? 

Covalent Coin thuộc top tiền điện tử khá tiềm năng trên thị trường. Mã thông báo này được hậu thuẫn bởi nền tảng giao thức Covalent. Trong hệ sinh thái Covalent, CQT có nhiều ứng dụng quan trọng, liên kết lợi ích giữa các thành phần tham gia.

Covalent Coin thuộc top tiền điện tử khá tiềm năng trên thị trường
Covalent Coin thuộc top tiền điện tử khá tiềm năng trên thị trường

Nguồn cung tối đa của Covalent Coin là 1 tỷ CQT. Đến thời điểm hiện nay (tháng 10/2021), mới chỉ có khoảng 5% nguồn cung CQT lưu hành trên thị trường. Như vậy, tiềm năng khai thác của mã thông báo này vẫn là khá lớn.

Theo như đánh giá của Beat Đầu Tư, Covalent Coin là mã tiền điện tử khá thích hợp để đầu tư. Bởi nó được đứng sau bởi đội ngũ phát triển dự án chuyên nghiệp. Giao thức Covalent cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển và phổ cập Web 3.0.

Covalent Coin có khả năng sẽ giá trị hơn hiện tại khi Web 3.0 phổ biến hơn hiện tại. Ngoài ra, khi ngày càng có nhiều hệ thống ứng dụng giao thức Covalent, giá trị của CQT cũng có thể tăng cao.

Kết luận chung 

Covalent là giao thức tiên phong, hỗ trợ tốt cho các nhà phát triển blockchain và Web 3.0. Khi nhu cầu về tương tác chuỗi chéo tăng lên, nhiều nhà phát triển sẽ cần ứng dụng đến Covalent. Hiện nay, giao thức này đã hỗ trợ một số chuỗi khối lớn như Ethereum, Binance Smart Chain, Polygon, Matic,.. Covalent Coin giữ vai trò như một loại tiền tệ, mã thông báo quản trị của giao thức Covalent với nguồn cung tối đa 1 CQT.

Đánh giá bài viết