Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the all-in-one-seo-pack domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò & nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá - Blog - Lienket.vn

Tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò & nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

Tỷ giá hối đoái đang là một trong những thuật ngữ phổ biến và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được một cách chính xác tỷ giá hối đoái là gì. Trong bài viết này hãy cùng Beatdautu.com tìm hiểu rõ hơn khái niệm tỷ giá hối đoái, vai trò và các nhân tố chính ảnh hưởng đến nó nhé!

Tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi với cái tên khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ (hoặc đôi khi cũng được gọi tắt là tỷ giá). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ trao đổi giá trị giữa đồng tiền của 2 nước. Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là số lượng của đơn vị tiền tệ cần thiết để bạn mua một đơn vị ngoại tệ.

Căn cứ theo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam năm 1997 thì khái niệm tỷ giá hối đoái này chính là tỷ lệ giá trị đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài. Tỷ lệ này sẽ có sự tham gia điều tiết của Nhà Nước và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định cũng như công bố.

Ví dụ: 1USD/VND = 23.180 VNĐ (số liệu năm 2019) . Trong đó:

  • Đồng tiền đứng trước: Đồng tiền yết giá.
  • Đồng tiền đứng sau: Đồng tiền định giá.
giá trị tiền tệ đặc biệt
Tỷ lệ hối đoái là một loại giá trị tiền tệ đặc biệt

Lưu ý: Tỷ giá hối đoái là một giá cả đặc biệt để chỉ giá trị của tiền tệ chứ không dùng cho hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm: Quy đổi 1 nhân dân tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam đồng?

Có mấy loại tỷ giá hối đoái

Hiện nay trên thị trường hối đoái chúng ta có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Tùy vào cách phân chia khác nhau mà sẽ có những loại tỷ giá tương ứng. Dưới đây là 1 số cách phân định tỷ giá phổ biến, cùng theo dõi ngay nhé!

Căn cứ vào đối tượng

Có 2 loại tỷ giá hối đoái như sau:

  • Tỷ giá chính thức: Là loại tỷ giá do Ngân hàng trung ương của chính nước đó xác định. Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào đây để xác định tỷ giá dùng để mua – bán ngoại tệ.
  • Tỷ giá thị trường: Đây là tỷ giá được hình thành bởi quan hệ cung – cầu của thị trường hối đoái.

Căn cứ trên kỳ hạn thanh toán

Có thể chia tỷ giá hối đoái làm 2 loại sau:

  • SPOT ( Tỷ giá giao ngay): Tỷ giá do chính tổ chức tín dụng niêm yết ngay tại thời điểm diễn ra giao dịch. Hoặc cũng có thể do các bên liên quan thỏa thuận với nhau.
  • FORWARDS (Tỷ giá giao dịch kỳ hạn): Tỷ giá giao dịch được tổ chức tín dụng tự đề xuất và thỏa thuận với các bên có liên quan tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Lưu ý là tỷ giá này phải nằm trong biểu độ của ngân hàng nhà nước đề ra.

Căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau mà tỷ giá hối đoái cũng trở nên đa dạng hơn
Căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau mà tỷ giá hối đoái cũng trở nên đa dạng hơn

Căn cứ trên giá trị của tỷ giá

Dựa trên giá trị của tỷ giá sẽ có 2 loại chính là:

  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây là tỷ giá hối đoái của tiền tệ được biểu hiện thông qua giá trị hiện tại, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
  • Tỷ giá hối đoái thực: Tỷ giá hối đoái loại này có dự tính đến những tác động của lạm phát, sức mua và tiêu thụ. Chính những yếu tố này giúp tỷ giá hối đoái thực trở thành tỷ giá đại diện cho mức độ cạnh tranh quốc tế của tiền tệ quốc gia.

Có thể bạn quan tâm: Quy đổi 1000 Won bằng bao nhiêu tiền Việt Nam mới nhất 2021

Căn cứ trên phương thức chuyển ngoại hối

  • Tỷ giá điện hối: Tỷ giá này thường được các ngân hàng cập nhật thường xuyên trên bản điện tử niêm yết. Đây cũng là tỷ giá cơ sở dùng để xác định nên các loại tỷ giá khác.
  • Tỷ giá thư hối: Đây là tỷ giá chuyển ngoại hối thông qua thư và thường thấp hơn điện hối.

Căn cứ trên thời điểm giao dịch ngoại hối

  • Tỷ giá mua: Tỷ giá của bên ngân hàng hàng mua niêm yết tại thời điểm giao dịch.
  • Tỷ giá bán: Tỷ giá ngân hàng niêm yết tại thời điểm bán ra.

Lưu ý: Tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra. Khoản chênh lệch của điều này sẽ được xem là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối.

Các  loại tỷ giá khác

Ngoài các loại tỷ giá hối đoái trên còn có các tỷ giá khác cần lưu ý như:

  • Bilateral Exchange Rate (Tỷ giá hối đoái song phương): Giá của đồng tiền này so với đồng tiền khác khi chưa đề cập đến vấn đề lạm phát. Lúc này nếu NEER > 1 thì được xem là mất giá và NEER < 1 thì là đồng tiền đang được giá.
  • Nominal Efective Exchange rate (Tỷ giá hối đoái hiệu dụng): Đây là tỷ giá đa phương dùng để tính chỉ số trung bình của giá trị đồng tiền nào đó so với những đồng tiền còn lại.
Các loại tỷ giá hối đoái phổ biến hiện nay trên thị trường nên biết
Các loại tỷ giá hối đoái phổ biến hiện nay trên thị trường nên biết

Vai trò của tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái có rất nhiều vai trò đối với nền kinh tế của một nước. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến như là:

So sánh sức mua của đồng tiền

Tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu dùng để tính toán, so sánh giá trị nội tệ với ngoại tệ. Điều này cũng thể hiện giá cả của hàng hóa trong nước so với quốc tế, năng suất của lao động trong và ngoài nước.

Từ đây có thể tính toán hiệu quả trong giao dịch ngoại thương như liên doanh, vay vốn hoặc các chính sách đối ngoại khác.

Ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu

Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ có giá thấp. Sức cạnh tranh thị trường vì thế mà tăng lên rất nhiều. Điều này giúp quốc gia đó có thể thu được nhiều ngoại tệ hơn so với bình thường. Cán cân thương mại cũng như cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện.

Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát

Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì sức mua nội tệ giảm. Từ đó, giá hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn dẫn đến lạm phát. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm thì giá đồng tiền nội tệ tăng lên. Lúc này, hàng nhập khẩu sẽ có giá rẻ, lạm phát sẽ khó xuất hiện.

Chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái sẽ do Nhà Nước quyết định và công bố. Trong đó, có 3 chế độ tỷ giá chính là:

Tỷ giá thả nổi

Tỷ giá này còn được gọi là tỷ giá linh hoạt. Đây là chế độ tỷ giá mà trong đó giá trị đồng tiền của 1 quốc gia nào đó được phép dao động trong thị trường ngoại hối. Đồng tiền lúc này cũng được gọi là đồng tiền thả nổi.

Chính sách tỷ giá hối đoái chi tiết nhất cho bạn đọc tham khảo
Chính sách tỷ giá hối đoái là gì? Giải đáp từ các chuyên gia

Tỷ giá thả nổi có điều tiết

Đây là 1 chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái sẽ nằm giữa hai chế độ là cố định và thả nổi. Tỷ giá này có thể linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu tỷ giá trong thời điểm giao dịch. Tuy nhiên, nó cũng sẽ được chính phủ can thiệp để đảm bảo nó không hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng  thị trường.

Tỷ giá cố định

Đôi khi tỷ giá này còn được gọi với cái tên là tỷ giá hối đoái neo. Đây là kiểu tỷ giá mà giá trị của đồng tiền này gắn liền với giá trị của đồng tiền khác. Hoặc đôi khi nó được gán với 1 thước đo về giá trị khác chẳng hạn như vàng. Khi giá trị tham khảo của đồng tiền tăng hoặc giảm thì đồng tiền này cũng dao động theo.

Có thể bạn quan tâm: Quy đổi 1 man Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? (2021)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?

Có khá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Trong đó, trực tiếp nhất phải kể đến là:

Yếu tố lạm phát

Sự thay đổi của lạm phát trong nước sẽ tác động đến hoạt động thương mại quốc tế. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp lên cung cầu ngoại tệ. Điều này làm tỷ giá hối đoái thay đổi. Lưu ý nếu nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì lúc này tỷ giá hối đoái sẽ giảm, giá trị nội tệ sẽ tăng.

Lãi suất

Lãi suất cũng là một tác nhân ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, nhất là đầu tư chứng khoáng. Sự thay đổi của lãi suất này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Lãi suất
Lãi suất – một trong số các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái

Thu nhập

Thu nhập bình quân của mỗi quốc gia có sự tác động không hề nhỏ đến tỷ giá hối đoái. Trong đó:

  • Tác động trực tiếp: Thu nhập của quốc gia mà tăng thì người dân sẽ dùng hàng nhập khẩu nhiều. Từ đó, nhu cầu ngoại tệ tăng lên kéo theo tỷ giá hối đoái cũng tăng.
  • Tác động gián tiếp: Thu nhập tăng lên thì người dân sẽ có xu hướng tăng mức chi tiêu trong nước. Điều này làm cho lạm phát phát triển mạnh và tỷ giá cũng sẽ chênh lệch.

Trao đổi thương mại

Yếu tố thương mại sẽ tác động lên tỷ giá hối đoái theo 2 khía cạnh là:

  • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu nhanh hơn sản phẩm nhập khẩu sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại. Điều này làm cho giá trị đồng nội tệ tăng và giảm tỷ giá. Ngược lại, nhập khẩu cao hơn xuất khẩu sẽ làm cán cân thương mại giảm và tỷ giá hối đoái tăng.
  • Cán cân thanh toán quốc tế cao thì ngoại tệ tăng, nội tệ giảm. Lúc này tỷ giá hối đoái nhất định sẽ tăng. Nếu cán cân thanh toán nội địa cao, nội tệ được giá và ngoại tệ giảm làm tỷ giá hối đoái cũng giảm theo.
Sự tác động của trao đổi thương mại lên tỷ giá hối đoái
Sự tác động của trao đổi thương mại lên tỷ giá hối đoái

Trên đây là bài viết giải mã khái niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhé!

Mã ID: t358

Đánh giá bài viết