Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the all-in-one-seo-pack domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Một Thoáng Bình Định Trong Chiếc Bánh Ít Lá Gai - Blog - Lienket.vn

Một Thoáng Bình Định Trong Chiếc Bánh Ít Lá Gai

Một Thoáng Bình Định Trong Chiếc Bánh Ít Lá Gai

Đôi nét về chiếc bánh ít lá gai của người Bình Định.

Hai Yen
2021-09-22

64

Bánh ít lá gai là một thức quà mà bất cứ ai đến Bình Định cũng muốn thử, bởi lẽ đây là một món ăn mang đậm dấu ấn nơi đây và đã đi vào kho tàng ẩm thực Việt Nam. Cùng là bột nếp bọc nhân đậu xanh nhưng chiếc bánh ít của người Bình Định mang hương vị khác lạ và mùi thơm đặc trưng, thế nên bánh ít lá gai trở thành thức quà mà du khách muốn mang về, cốt để gói ghém chút hương vị và cả cảnh quan của vùng đất Bình Định. 

Bánh ít lá gai đặc sản Bình Định Photo:daidoanket.vn

Bánh ít lá gai đặc sản Bình Định Photo:daidoanket.vn

Nếu người miền Tây dùng nước của các loại lá (lá dứa, lá cẩm,…) để tạo nên màu sắc đa dạng cho những chiếc bánh ít của mình, thì lá gai trong cái bánh ít của người Bình Định lại được sử dụng như một dấu ấn tạo nên sự khác biệt cho món bánh đặc sản. Để làm vỏ bánh ít lá gai, người ta dùng hái lá gai mang nấu chín, sau đó giã nhuyễn và hòa với bột nếp. Nếp làm bột phải là nếp mới, thơm và có độ dẻo vừa phải. Lá gai phải là lá gai trái tim, người Bình Định thường trồng loại cây này quanh nhà và giã lá cây bằng tay thay vì bỏ vào cối xay. Phải lưu ý giã thật nhuyễn để khi ăn lớp vỏ bánh mịn màng, không bị lợn cợn. Nhân bánh lá có cách làm tương tự như nhân chè trôi nước và nhân bánh ít của người Tây Nam Bộ, là hỗn hợp của đậu xanh nấu chín giã nhuyễn và dừa bào sợi. Bánh ít lá gai khi chín dẻo thơm, thẫm màu xanh của lá gai, ngoài mềm trong bùi, ngoài thanh trong ngọt, dẻo nhưng ít dính hơn so với các loại bánh ít khác như bánh ít trần, bánh ít của người miền Tây, bánh ít tôm thịt…

Hình 2: Công đoạn giã bột và lá gai Photo:  8dacsan.wordpress.com
Hình 2: Công đoạn giã bột và lá gai Photo:  8dacsan.wordpress.com

Dưới bàn tay khéo léo của người Bình Định, chiếc bánh ít lá gai có vẻ ngoài là một hình chóp có đỉnh nhọn và đáy vuông. Khách phương xa đến ví von cái vẻ ngoài ấy như một chiếc kim tự tháp, người Bình Định thì lại nhìn thấy chiếc bánh dưới con mắt dân gian như nhũ hoa của người thiếu nữ nhà nông: 

“Gặt rồi em đứng chờ ai
Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà”. 

Bánh ít lá gai xuất hiện trong mọi dịp lễ tết ở Bình Định. Đám giỗ nào cũng sẽ làm ít bánh lá gai để cúng, làm món bánh tráng miệng và sau đó làm quà cho khách. Người Bình Định còn có một ngày lễ nhất định phải dùng đến bánh ít lá gai, gọi là Lễ hồi dâu, diễn ra 3 ngày sau lễ cưới khi cô dâu được trở về nhà mẹ. Vào ngày này, cô dâu nào cũng phải chuẩn bị một ít bánh ít lá gai để mang về cúng gia tiên và tặng cho cha mẹ. Bởi lẽ bánh ít lá gai là món bánh cần nhiều sự khéo léo, tinh tế và chăm chút để làm ra nên giỏ bánh lá gai trong tay người con gái trở về nhà lúc này đại biểu cho lòng hiếu thảo, dù những ngày mới cưới lạ lẫm và bộn bề nhiều việc phải lo nhưng con gái vẫn dành thời gian tỉ mẩn làm bánh cho cha mẹ. Nhà nào cũng sẽ dạy con cách làm bánh lá gai như một món của hồi môn, một tài sản gia truyền, và một nét đẹp văn hoá. 

Người phụ nữ khéo léo bọc nhân bánh Photo: Phunuvietnam.vn
Người phụ nữ khéo léo bọc nhân bánh Photo: Phunuvietnam.vn

Tên gọi và hình ảnh chiếc bánh ít còn gắn liền với một quần thể kiến trúc của vùng đất duyên hải – tháp Chăm. Bình Định từng là kinh đô của vương quốc Champa (1000 – 1471), hệ thống tháp cổ rải rác ở Bình Định phản ánh một thời kỳ vàng son của nền văn minh Champa rực rỡ, độc đáo và bí ẩn. Bánh Ít là tên gọi của một quần thể kiến trúc được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên dân gian gọi là tháp Bánh Ít. Cụm tháp này còn được liệt vào quyển “1001 công trình đẹp phải đến trong đời” của nhà khảo cổ người Anh Stephen Anthony Murphy.

Hình 4: Tháp Bánh Ít ở Bình Định Photo: canvedo
Hình 4: Tháp Bánh Ít ở Bình Định Photo: canvedo

Mang vẻ ngoài gợi nhớ danh thắng của quê hương xứ sở, mang trong mình tính chân chất và khéo léo của người dân Bình Định, bánh ít lá gai từ nơi nó sinh ra được biết đến và mang đi tứ xứ như để xoa dịu nỗi lòng những người xa xứ, như dìu bước khách phương xa vào một Bình Định dung dị mà đẹp đẽ, rồi trở thành niềm tự hào và nỗi nhớ của người Bình Định.

Đánh giá bài viết