Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the all-in-one-seo-pack domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lienketvn/lienket.vn/public_html/public/blog/wp-includes/functions.php on line 6114
Ethereum (ETH) là gì? Tìm hiểu đồng tiền ảo Ethereum từ A-Z - Blog - Lienket.vn

Ethereum (ETH) là gì? Tìm hiểu đồng tiền ảo Ethereum từ A-Z

Kể từ khi công nghệ lưu trữ dữ liệu Blockchain ra đời đã có hàng ngàn dự án tiền điện tử được trình làng. Nếu như Bitcoin giữ vai trò tiên phong thì Ethereum lại đảm trách nhiệm vụ hoàn thiện, hình một hệ sinh thái DeFi rộng lớn. Mặc dù mỗi năm, thị trường tiền điện tử thế giới chứng kiến vô số các dự án Cryptocurrency trình làng nhưng chưa Altcoin nào đủ sức thế chỗ vị trí của Ethereum. Vậy thực sự thì Ethereum là gì? Mạng lưới Blockchain của Ethereum có gì đặc biệt?

Ethereum là gì?

Ethereum là gì? 
Ethereum là gì?

Nền tảng điện toán Ethereum mang tính chất phân tán với mã nguồn mở, xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain lần đầu được Vitalik Buterin lên ý tưởng vào năm 2013. Ethereum tạo ra môi trường hoạt động cho các hợp đồng ngang hàng hay còn gọi là hợp đồng thông minh (Smart Contact). Kết hợp với đó là vô số các ứng dụng phi tập trung dApps.

Có thể bạn quan tâm: Vitalik Buterin là ai? Bộ óc thiên tài đứng sau đế chế Ethereum

Nếu từng tìm về hợp đồng thông minh là gì, hẳn bạn đã biết rằng nó cho phép người dùng giao dịch không cần thông qua bên trung gian. Smart Contract bao gồm nhiều thỏa thuận gắn với điều khoản, giao thức thực hiện cụ thể mang tính bắt buộc.

Khác với loại hình hợp đồng truyền thống, hợp đồng thông minh được viết theo ngôn ngữ lập trình. Mạng Ethereum giống như một mạng máy tính phi tập trung khổng lồ hỗ trợ chạy các mã hợp đồng Smart Contract. Như vậy, toàn bộ máy tính đơn lẻ tham gia vào mạng lưới Ethereum sẽ cùng đồng thuận xác nhận kết quả cho từng hợp đồng thông minh.

Song song với đó, các dApps lại sử dụng Smart Contract trên mạng Ethereum để đạt đến sự phân quyền. Mỗi hợp đồng thông minh đều có khả năng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Mạng lưới Ethereum sau đó sẽ thực thi hoạt động dựa theo những gì đã viết trong hợp đồng thông minh. Nhờ đó, hệ thống luôn duy trì được tính toàn vẹn, phi tập trung không cần đến sự điều phối của bất kỳ bên trung gian nào.

Ethereum coin là gì?

Ether là đồng coin giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì hoạt động của hệ sinh thái Ethereum 
Ether là đồng coin giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì hoạt động của hệ sinh thái Ethereum

Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Ethereum, đội ngũ nhà phát triển đã nghiên cứu và tạo ra đồng Ethereum coin (Ether ký hiệu ETH). Nó được khởi chạy trên chính chuỗi khối Blockchain của Ethereum. Chức năng chính của ETH là sử dụng khi cần thanh toán phí dịch vụ.

Người nắm giữ ETH có thể gửi nó cho người khác hoặc cho bên phát triển phục vụ cho quy trình viết hợp đồng thông minh. ETH hình thành từ quy trình xác nhận giao dịch trên nền tảng mạng Ethereum hay còn gọi là quá trình khai thác. Người thực hiện xác nhận giao dịch chính là các nhóm thợ đào.

Thợ đào sẽ nhận thưởng bằng chính đồng Ether khi xác nhận thành công giao dịch. Mọi giao dịch bằng đồng ETH đều được lưu lại vào sổ cái Blockchain của mạng Ethereum.

Ứng của đồng Ethereum 

ETH còn có thể sử dụng để thanh toán cho mọi mặt hàng, dịch vụ tại các điểm giao dịch chấp nhận đồng tiền này
ETH còn có thể sử dụng để thanh toán cho mọi mặt hàng, dịch vụ tại các điểm giao dịch chấp nhận đồng tiền này

Trong hệ sinh thái của mạng Ethereum, đồng Ether (ETH) được sử dụng chủ yếu để tính toán phí giao dịch. Hiện nay, ETH là đồng tiền điện tử quyền lực thứ 2 thị trường chỉ sau đồng Bitcoin. Còn trong thế giới Altcoin vẫn chưa có đối thủ là vượt qua được ETH.

Tương tự như BTC, đồng ETH còn có thể sử dụng để thanh toán cho mọi mặt hàng, dịch vụ tại các điểm giao dịch chấp nhận đồng tiền này. Ngày có nhiều hệ thống thanh toán lớn trên toàn cầu cho phép khách hàng sử dụng ETH để chi trả phí dịch vụ, sản phẩm.

Khi mua bán một số loại Altcoin, ngoài BTC thì người dùng còn có thể dùng ETH như một loại tiền tệ giao dịch chung. Chẳng hạn như nếu muốn mua Dogecoin, bạn cần mua đồng ETH bằng tiền pháp định. Sau đó sử dụng nó để giao dịch với đồng Dogecoin.

Giống như nhiều loại tiền điện tử khác, đồng ETH còn là kênh đầu tư hấp dẫn. Giá trị của đồng tiền này hiện chỉ đứng sau BTC. Trong giai đoạn đầu năm 2021, ETH cùng với Bitcoin đã liên tiếp tạo kỷ lục chưa từng có về giá. 

So sánh đồng Bitcoin và Ethereum

Thời gian tạo khối trên Ethereum chỉ mất từ 14 - 15 giây nhanh hơn hẳn tốc độ tạo khối của Bitcoin 
Thời gian tạo khối trên Ethereum chỉ mất từ 14 – 15 giây nhanh hơn hẳn tốc độ tạo khối của Bitcoin

Theo như trên lý thuyết, Bitcoin hình thành như một loại tiền tệ kỹ thuật lưu giá trị (gần giống như vàng chỉ có khai thác mà không thể tạo mới). Trong khi đó, Ethereum lại được thiết kế như một hệ thống giao dịch cung cấp hợp đồng Smart Contact theo hướng phân tán. Bitcoin vẫn có khả năng xử lý hợp đồng thông minh nhưng nó sẽ không hoàn thiện lưu trên mạng Ethereum. Vậy giữa Ethereum và Ethereum có gì khác biệt?

  • Thời gian tạo khối: Bitcoin cần 10 phút để hình thành 1 khối. Còn với Ethereum, thời gian tạo khối chỉ kéo dài từ 14 – 15 giây.
  • Tốc độ giao dịch: Mạng Ethereum ứng dụng giao thức GHOST cho phép xử lý giao dịch với đồng Ether nhanh hơn nhiều so với đồng Bitcoin.
  • Nguồn cung coin: Ngay từ đầu, Bitcoin đã bị giới hạn ở con số 21 triệu BTC, khi khai thác hết con số lành sẽ không còn Bitcoin tạo mới. Còn với Ethereum, đồng Ether không bị giới đầu hạn nguồn cung. Lượng phát hành theo từng năm đã được quy định rõ nhằm đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép.
  • Phí giao dịch: Người dùng trên mạng Ethereum cần trả phí giao dịch theo lượng Gas, quy đổi ra đồng Ether. Còn với Bitcoin, phí giao dịch thường cạnh tranh trực tiếp với nhau để vào số khối Bitcoin đã giới hạn. Mỗi năm sẽ có 18 triệu ETH được khai thác.
  • Lịch sử can thiệp dữ liệu: Ethereum từng bị can thiệp dữ liệu sau vụ tấn công DAO dẫn đến sự phân nhánh hình thành Ethereum Classic. Trong khi đó, Bitcoin chưa từng để bất kỳ bên nào can thiệp, điều chỉnh dữ liệu trong sổ cái.
  • Thuật toán đồng thuận áp dụng: Bitcoin từ khi hình thành đến nay vẫn chỉ sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Work (PoW). Còn mạng Ethereum khi nâng cấp lên phiên bản Ethereum 2.0 sẽ chuyển sang ứng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS), cho phù hợp tối ưu hóa hoạt động và tiết kiệm năng lượng hơn

Ngoài ra, Ethereum thông qua giao thức GHOST có thể ngăn chặn tình trạng khai thác tập trung. Đội ngũ thợ đào tham gia khai thác ETH cần phải đầu tư thêm card đồ họa chuyên dụng theo tính chất hàm băm của mạng Ethereum.

Tương lai phát triển của tiền ảo ETH

Trong ít nhất 5 - 10 năm tới, ETH vẫn sẽ nằm trong nhóm đồng tiền chủ chốt của thị trường
Trong ít nhất 5 – 10 năm tới, ETH vẫn sẽ nằm trong nhóm đồng tiền chủ chốt của thị trường

Không dễ để đưa ra nhận định chính xác về tương lai phát triển của đồng tiền điện tử ETH. Cho đến thời hiện tại, ETH vẫn vững chắc đứng vị trí số trong số các Altcoin lưu hành trên thị trường. Thậm chí, vốn hóa của đồng tiền này đã vượt mức 400 tỷ USD thu hẹp khoảng cách đáng kể với ông vua Bitcoin.

Sự vươn lên mạnh mẽ của ETH đến từ một phần hậu thuẫn vững chắc của nền tảng mạng Ethereum. Cho đến nay dù rất nhiều mạng lưới Blockchain với cơ cấu tương tự như Ethereum ra đời nhưng chưa một đối thủ nào đủ sức lung lay ngôi vương của nền tảng này.

Thế giới tiền điện tử nói chung đang trong giai đoạn phát triển cực nóng với hàng trăm thậm chí hàng ngàn mã thông báo phát hành mỗi năm. Trong tương lai dài hạn, ETH có còn tiếp tục phổ biến nữa không sẽ chẳng có thể dám chắc.

Tuy vậy theo giới phân tích trong ngành thì trong ít nhất 5 – 10 năm tới, ETH vẫn sẽ nằm trong nhóm đồng tiền chủ chốt của thị trường Crypto. Nếu so sánh với Bitcoin, đồng ETH thậm chí còn có phần thân thiện với giới lập pháp và các tổ chức tài chính tập trung hơn.

Như đã phân tích ở mục trên, mạng Blockchain của Ethereum ngày càng ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống. Hơn nữa, đồng tiền này còn có lý lịch sử ra đời và phát triển rất rõ ràng. 

Cha đẻ của ETH là Vitalik Buterin, người có sức ảnh hưởng nhất trong cộng Ethereum. Trong vài lần phỏng vấn mới đây, ông luôn tỏ ra thận trọng. Đồng thời, không quên nhấn mạnh rằng Ethereum vẫn đang trên con đường hoàn thiện kỹ thuật, củng cố hàng rào bảo mật để trở thành nền tảng Blockchain số 1.

Nhìn chung, tương lai phát triển của đồng ETH là rất hứa hẹn. Chỉ cần thị trường Crypto toàn cầu vẫn còn tại, ETH sẽ chưa thể một sớm một chiều bị bất kỳ Altcoin nào khác dễ dàng vượt mặt.

Có nên đầu tư vào đồng tiền Ethereum không?

Giá ETH trong tháng 5 năm 2021 từng có lúc vượt 4.000 USD 
Giá ETH trong tháng 5 năm 2021 từng có lúc vượt 4.000 USD

Có lẽ chưa bao giờ chủ đề đầu tư tiền điện tử lại hot như hiện nay. Trước sự tăng giá chưa từng có có của Bitcoin và nhiều loại Altcoin khác, rất nhiều người đang có ý định rót vốn vào thị trường Crypto.

Và ETH là một trong những Altcoin được quan tâm nhất bên cạnh “bá vương Bitcoin”. Dựa vào lịch sự biến động giá trong 3 năm gần nhất dễ thấy rằng BTC đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Trong năm 2018, đồng tiền này thiết lập đỉnh 1377 USD. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau đó, giá mỗi ETH lại chỉ quanh đi quẩn ở mức 200 USD. Năm 2020, giá BTC đã có chút khởi sắc hơn. Và bước sang đầu năm 2021 giá ETH bước vào thời kỳ tăng chưa từng thấy.

Cụ thể trong phiên giây ngày 10/5/2021, giá ETH chính thức thiết lập đỉnh 4.133,40 USD, cao nhất kể từ khi đồng tiền này phát hành ra thị trường. Tại thời điểm Beat Đầu Tư bài viết Ethereum là gì, giá mỗi ETH đã giảm xuống chỉ còn hơn 3.500 USD.

Có nên đầu tư vào đồng ETH còn phụ thuộc vào phán đoán, nhận định của mỗi người. Đặc điểm chung của các loại tiền ảo là thường biến động giá cực mạnh. Nếu đầu vào đúng thời điểm, trader không khó để lãi to. Thế nhưng nếu chỉ đầu tư theo xu hướng đám đông, không tìm hiểu kỹ càng thị trường, nguy cơ thua lỗ với tất trader là không thể tránh khỏi.

Cách mua bán đồng Ethereum

Đồng ETH hiện đã có mặt trên tất cả hệ thống sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên toàn cầu
Đồng ETH hiện đã có mặt trên tất cả hệ thống sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên toàn cầu

Nếu so với tất các loại Altcoin khác, việc mua bán ETH sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì hiện tại, ETH cùng với BTC giữ vai trò như một loại tiền tệ chung trong thế giới tiền điện tử. Có nghĩa trader có thể mua ETH trực tiếp bằng tiền pháp định, không cần thông qua một loại Altcoin thứ 3. Khi mua xong, trader có quyền tiếp tục giao dịch với các loại tiền điện tử khác để hưởng chênh lệch hoặc lưu trữ lại như một kênh đầu tư dài hạn.

Đồng ETH hiện đã có mặt trên tất cả hệ thống sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên toàn cầu. Để bắt đầu giao dịch với ETH, bạn cần tạo tài khoản giao dịch trên ít nhất một sàn Crypto. Sau đó, nạp tiền vào tài khoản ví trên sàn và bắt đầu mua bán.

Binance, Huobi, Coinbase, Bittrex,.. Là các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế khá uy tín hỗ trợ trader mua bán đồng ETH. Còn nếu muốn ETH bằng đồng VND tại sàn Remitano nhưng phí giao dịch trên đây tương đối cao. Vậy nên nếu đã có thẻ Visa/Mastercard, bạn nên giao dịch ETH tại các sàn quốc tế.

Cách lưu trữ đồng Ethereum 

Ví nóng có kết nối internet nhưng hoạt động độc lập với ví sàn
Ví nóng có kết nối internet nhưng hoạt động độc lập với ví sàn

Giống như tất cả các loại tiền điện tử khác, đồng ETH thường được lưu trữ theo 3 phương pháp phổ biến. Bao gồm lưu trữ trên sàn, ví nóng và ví lạnh.

  • Lưu trữ trên ví sàn: Áp dụng cho những trader thường xuyên giao dịch, nắm giữ một lượng ETH không quá lớn. Tất cả sàn giao dịch hiện nay đều cho phép trader thoải mái lưu trữ đồng ETH.
  • Lưu trữ trên ví nóng: Đây là loại ví có kết nối internet nhưng hoạt động độc lập với ví sàn. Trong bài viết hướng dẫn tạo ví Ethereum, Beat Đầu Tư sẽ đề cập chi tiết hơn về loại ví này.
  • Lưu trữ trên ví lạnh: Áp dụng khi trader cần lưu trữ ETH trong thời dài, chưa cần giao dịch ngay. Ví lạnh không kết nối internet nên rất an toàn, không lo bị hack.

Ưu và nhược điểm của đồng Ethereum

ETH thân thiện hơn BTC trong mắt các nhà lập pháp, tổ chức tài chính tập trung
ETH thân thiện hơn BTC trong mắt các nhà lập pháp, tổ chức tài chính tập trung

Để củng cố định nghĩa Ethereum là gì, trong phần cuối này Beat Đầu Tư đã tổng kết cả ưu nhược của đồng ETH và nền tảng Ethereum.

Ưu điểm 

  • Là đồng Altcoin đứng đầu thị trường hỗ trợ giao dịch với tất cả những loại tiền điện tử khác.
  • Tốc độ tạo khối nhanh hơn so với đồng Bitcoin, tạo điều kiện cho quá trình khai thác của đối thủ thợ đào.
  • Ngày càng được chấp thanh toán rộng rãi trong các hệ thống giao dịch, điểm bán lẻ cung cấp dịch vụ trên toàn cầu.
  • Kết nối trực tiếp người mua và người bán với nhau không cần đến bên trung gian giám sát, tiết kiệm cả về mặt chi phí và thời gian giao dịch.
  • Thân thiện hơn BTC trong mắt các nhà lập pháp, tổ chức tài chính tập trung.

Nhược điểm

  • Khó tăng cao được như Bitcoin vì nguồn cung không giới hạn, mỗi năm lại có khoảng 18 triệu BTC được đào.
  • Ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Altcoin mới nổi.
  • Hệ thống mạng Blockchain của Ethereum vẫn phải đối mặt với nguy cơ phân nhánh trước tình trạng giao dịch quá tải.
  • Phí Gas cao có lúc tăng 100% khi mạng Ethereum bị nghẽn.
  • Biến động giá cả lớn, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm.
  • Có thể trở thành công cụ rửa tiền của các tổ chức tội phạm.

Tìm hiểu về Mạng Etherum chi tiết

Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về mạng Etherum để hiểu rõ hơn về mạng etherum ngay dưới đây.

Một số thành phần quan trọng cấu thành mạng Ethereum 

Để hiểu thật chính xác Ethereum là gì, trước tiên bạn cần nắm rõ cấu trúc cơ bản của nền tảng điện toán này.

  • Hệ thống máy ảo EVM
Hệ thống máy ảo EVM
Hệ thống máy ảo EVM

Máy ảo giữ vai trò chủ đạo trong duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng Ethereum. Nhờ có EVM các hợp đồng thông minh mới có thể triển khai. Quy trình làm việc của hệ thống máy ảo này rất phức tạp, Beat Đầu Tư sẽ đề cập chi tiết hơn trong phần cơ chế hoạt động của mạng Ethereum.

Trong phần này bạn chỉ cần ghi nhớ rằng mỗi lúc mạng trên Ethereum đều sẽ khởi chạy trên máy ảo EVM, thực hiện các nhiệm vụ giống nhau. Hoạt động của máy ảo EVM sẽ cần đến Gas.

  • Hợp đồng thông minh Smart Contract
Hợp đồng thông minh Smart Contract
Hợp đồng thông minh Smart Contract

Trong thực tế nếu ký hợp đồng để trao đổi giá trị, ràng buộc các bên với nhau, mọi người luôn cần đến bên thứ 3 để thực hiện giám sát phân xử. Tuy nhiên với hợp đồng thông minh, cả hai bên không nhất thiết phải tin tưởng nhau nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng bên kia thực hiện đúng trách nhiệm. 

Cơ chế kiểm soát kỹ thuật hỗ trợ thực hiện giao dịch giữa các bên một cách tự động. Smart Contact xây dựng ý tưởng không bị can thiệp bởi bên thứ 3, không cần qua kiểm kiệt. Hạn chế tối đa tình trạng lừa đảo, thoái thác trách nhiệm của các bên tham gia.

Nếu từng tìm hiểu hợp đồng thông minh làm gì, bạn phải biết rằng mạng Ethereum không phải là nơi tiên phong ứng dụng các hợp đồng này. Bởi trước đó mạng Blockchain của Bitcoin cũng đã cung cấp Smart Contract. Tuy nhiên nó chưa được hoàn thiện như khi hoạt động trên Ethereum.

Trong hệ sinh thái của Ethereum, Smart Contract tương tự như các kịch bản độc lập ứng dụng phân cấp. Tất cả chúng đều lưu trên chuỗi khối của nền tảng mạng sau đó được thực thi bời hệ thống máy ảo EVM.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tạo ví Ethereum cực nhanh chỉ sau 5 phút

  • Hệ thống tài khoản kép 

Trên mạng Ethereum đã tích hợp sẵn hai loại hình tài khoản. Chúng luôn có 20 ký tự biểu thị. Mọi giao dịch diễn ra giữa các tài khoản sẽ cần đến đồng Ether.

    • Tài khoản người dùng

Loại hình tài khoản này cho phép người dùng gửi tin nhắn đến những tài khoản khác hoạt động trong cùng hệ thống, bao gồm cả tài khoản hợp đồng. Quá trình này thực hiện thông qua việc người ta muốn giao dịch có private key riêng.

Mỗi tin nhắn từ tài khoản người dùng truyền đến tài khoản hợp đồng nó giống như một tín hiệu để kích hoạt mã nguồn cho chính tài khoản contract đó. Chẳng hạn như việc gửi mã thông báo, khởi tạo hợp đồng mới,..

    • Tài khoản hợp đồng 

Tài khoản hợp đồng sẽ không thể tự thực hiện khởi tạo những giao dịch mới. Chúng chỉ có khả năng tiến hành giao dịch theo yêu cầu của tài khoản người dùng hoặc các tài khoản hợp đồng khác.

Mỗi tài khoản contract sẽ chịu sự quản lý của mã hợp đồng riêng. Khi nhận một tín hiệu yêu cầu bất kỳ, hợp đồng bắt đầu khởi, tiến hành đọc và ghi dữ liệu rồi lưu lại. Khi đó các hợp đồng sẽ lần lượt được tạo ra.

  • Gas và phí giao dịch
Giá trị Gas tương ứng với năng lượng Ether người dùng có thể chi trả
Giá trị Gas tương ứng với năng lượng Ether người dùng có thể chi trả

Tất cả giao dịch tính toán thực hiện trên mạng Ethereum đều phải trả một khoản phí nhất định. Người ta quy định đó chính là phí Gas. Giá trị Gas tương ứng với năng lượng Ether người dùng có thể chi trả.

Ứng với từng giao dịch, người bên phía đầu gửi cần phải trích lập giới hạn Gas và giá Gas. Chúng cho biết lượng Gas tối đa mà người dùng đủ sức chi trả khi thực hiện một giao dịch. 

Lưu ý, giới hạn Gas hay Gas Limit chính là lựa phi ra tối đa người dùng sẵn lòng chi trả cho một giao dịch. Trong trường hợp giao dịch chỉ cần một lượng Gas nhỏ hơn Gas Limit, phí Gas sẽ hoàn trả cho người dùng sau khi giao dịch hoàn tất.

Còn nếu người dù không đủ lượng Gas đáp ứng cho một giao dịch, ngay lập tức giao dịch đó sẽ xếp vào nhóm không hợp lệ. Lúc này, khi cố giao dịch, thực hiện những thay đổi khác đều bị đảo ngược (revert).

Có thể bạn quan tâm: Gas Coin là gì? Tất tần tật về Gas Coin, Gas Limit, Gas Limit Ethereum mà bạn nên biết

Cơ chế hoạt động của mạng Ethereum 

Mạng Blockchain của Ethereum hoạt động tương tự như một cỗ máy trạng thái dựa theo các giao dịch. Trong kỹ thuật máy tính, người ta sử dụng thuật ngữ máy trang để mô tả quá trình xử lý hàng loạt dữ liệu đầu vào. Tiếp đó, lại chuyển sang trạng thái mới.

  • Quy trình tạo khối 
Mô tả quy trình tạo khối trên mạng Ethereum 
Mô tả quy trình tạo khối trên mạng Ethereum

Quay trở về với máy trạng thái Ethereum, trạng thái khởi nguyên của nó còn được gọi là genesis state. Mỗi khi thực hiện giao dịch, genesis state lại bắt đầu chuyển sang trạng thái khác (mỗi block lại ứng một trạng thái khác nhau).

Trong từng trạng thái của Ethereum thường chứa đến cả triệu giao dịch. Chúng sẽ xếp thành từng block. Mỗi block lại tiếp tục chứa hàng loạt giao dịch, block sau được kết nối với block trước.

Trạng thái có thể chuyển đổi khi giao dịch hợp lệ. Muốn xác định xem giao dịch đó có hợp lệ hay không, nó lại phải trải qua bước xác minh hay chính là bước đào coin (mining). Khi đó, các nodes (máy tính tham gia mạng lưới) sẽ tận dụng chính tài nguyên máy tính của mình để tạo ra từ khối có chứa giao dịch hợp lệ.

Muốn khai thác thành công một block đòi hỏi thợ đào phải giải được bài toán theo mã băm. Sau khi giải xong và broadcast lên chuỗi khối Blockchain Ethereum đồng thời tất cả các nodes xác nhận thì khi đó lời giải mới được xem là đúng.

Tuy nhiên, để block của một thợ mỏ lưu thành công vào Blockchain, người thợ mỏ đó phải đảm bảo mình là người nhanh nhất giải thành công bài toán. Tất nhiên, sau đó thợ khai sẽ nhận thưởng bằng chính đồng Ether. Tất quy trình đào và xác thực trên tương tự như quá trình khai thác Bitcoin.

  • Xác định chuỗi hợp lệ
Mô tả quy trình xác định chuỗi hợp lệ 
Mô tả quy trình xác định chuỗi hợp lệ

Chắc hẳn một số bạn sẽ tự hỏi rằng: Làm thế nào để đảm bảo mọi người đều có thể tương tác trên cùng một chuỗi Blockchain? 

Như vừa đề cập trước đó, Blockchain tương tự như một máy trạng thái chuyển đổi qua các block. Theo như định nghĩa đó, bạn cần hiểu trạng thái ở thời điểm hiện tại luôn mang tính duy nhất, một sự thật hiển nhiên không ai có thể phủ nhận. Khi có quá nhiều trạng thái trên cùng một hệ thống, chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn mạng lưới. Vì khi đó rất khó để xác định trạng thái nào mới thực sự chính xác.

Trong trường hợp mỗi chuỗi đều đã phân kỳ, bạn có thể nắm giữ 10 đồng tiền trên cùng một chuỗi hay thậm chí 20, 40 trên những chuỗi khác. Nếu tình huống này xảy ra, khó để xác định đâu mới được là chuỗi hợp lệ.

Khi hình thành một chuỗi mới cũng là lúc hiện tượng phân nhánh (fork) diễn ra. Tất cả mạng Blockchain đều hạn chế tối đa việc phân nhánh. Bởi khi đó toàn bộ hệ thống dễ bị phá vỡ đồng thời cộng đồng đứng trước lưỡng lự không biết nên tiếp tục đi theo nhánh mới hay ở lại nhánh chính.

Nhằm xác định đâu mới là chuỗi luật lệ và ngăn chặn việc phân nhánh, Ethereum áp dụng giao thức đặc biệt GHOST (Greedy Heaviest Observed Subtree). Giao thức GHOST xác định chuỗi chính dựa trên số lượng thuật toán thực hiện nhiều nhất trên một mạng Blockchain. Đội nặng của các chuỗi thuộc mạng Ethereum tùy thuộc vào chính số lượng block chứa trong từng chuỗi.

  • Quá trình thực hiện giao dịch
Quy trình tính toán Intrinsic Gas 
Quy trình tính toán Intrinsic Gas

Liệu rằng khi gửi một giao dịch vào mạng Ethereum thì nó sẽ được xử lý như thế nào? Trước tiên, toàn bộ giao dịch phải đáp ứng đáp ứng đầy đủ tất các những tiêu chuẩn dưới đây:

    • Giao dịch thiết kế ở định nặng tiêu chuẩn encode RLP.
    • Chữ ký của từng giao dịch phải đảm bảo tính hợp lệ.
    • Nonce trong giao dịch phải trùng khớp với số nonce của chính tài khoản đã gửi giao dịch.
    • Gas giới hạn cần bằng hoặc lớn hơn Intrinsic Gas đã sử dụng trong giao dịch.

Intrinsic Gas ở đây là lượng Gas giao dịch cần đến trước khi tiến hành chạy bất kỳ đoạn mã nào. Để xác định Intrinsic Gas, hệ thống sẽ xác định theo 3 tiêu chí cơ bản. Cụ thể:

    • Phần phí xác định trước tương ứng 21.000 Gas thực thi giao dịch.
    • Mỗi tài khoản phí Gas dữ liệu có thể gửi cùng giao dịch. 
    • Trong trường hợp thuộc dạng giao dịch khởi tạo hợp đồng, mức phí bổ sung là 32.000 Gas.

Người gửi cần đảm bảo tài khoản vẫn còn đủ số dư đồng Ether để trả phí giao dịch trước đó. Để tính chính xác phí Gas trả trước, hệ thống thực hiện tuần tự theo quy định sau:

    • Nhân phí Gas giới hạn với Gas Price nhằm tính toán phí Gas tối đa.
    • Cộng phí Gas tối đa với số số lượng Ether người gửi đã chuyển cho người nhận.

Sau đó, giao dịch bắt đầu thực thi. Suốt quá trình tiến hành giao dịch, mạng Ethereum luôn giám sát substate. Nhiệm vụ chính của substate lưu lại thông tin sau khi giao dịch kết thúc. Nếu nếu yêu cầu giao dịch đã xử lý và hoàn toàn lệ, trạng thái sẽ hoàn tất thông qua việc thống kê lượng Gas không sử dụng đến và hoàn trả lại cho người gửi. Bên cạnh lượng Gas không dùng hết, người gửi còn được cộng thế một khoản trợ cấp nhỏ (Refund balance).

  • Giao dịch khởi tạo hợp đồng 

Trong hệ sinh thái của Ethereum tồn tại 2 dạng hợp đồng song song, bao gồm tài khoản dành cho người dùng và tài khoản hợp đồng.

Nếu muốn tạo hợp đồng mới, người dùng cần cung cấp địa chỉ tài khoản mới. Tiếp đến, hệ thống bắt đầu tạo lập tài khoản mới theo các bước dưới đây:

    • Hiệu chỉnh nonce giá trị bằng 0
    • Khi người gửi đã thực hiện giao dịch bằng đồng Ether có nghĩa số dư trong tài khoản hợp đồng sẽ bằng chính giá trị giao dịch.
    • Trừ đi số dư trong tài khoản của người khởi tạo hợp đồng.
    • Tạo Storage trống.

Nếu đoạn mã tạo lập hợp đồng đã thực thi, một lượng Gas cũng bắt đầu được sử dụng. Tuy nhiên, lượng Gas sử dụng phải thấp hơn lượng Gas còn lại. Trong tình huống đó, trạng thái sẽ revert ngay trước khi thực hiện giao dịch. Như vậy, người không được nhận lại Gas khi đã sử dụng hết từ trước đó.

Tuy vậy nếu người dùng gửi đồng Ether vào giao dịch, ngay khi hợp đồng khởi tạo thành công giá trị Ether lập tức hoàn trả ngay. Khi mã khởi tạo có hiệu lực thực thi, người dùng chỉ phải trả thêm phí lưu trữ.

  • Message Calls
Quy trình khởi tạo Message Calls gần giống với khởi tạo hợp đồng
Quy trình khởi tạo Message Calls gần giống với khởi tạo hợp đồng

Quy trình khởi tạo Message Calls gần giống với khởi tạo hợp đồng. Nói chung, điểm khác biệt giữa các bước thực hiện không quá lớn.

Khi triển khai Message Calls, hệ thống không cần sử dụng đến bất kỳ một đoạn mã init nào. Bởi đơn giản không có một tài khoản nào khởi tạo mới. Thế nhưng nó vẫn có thể chứa một lượng dữ liệu đầu vào (dữ liệu thường cung cấp bởi người gửi). Sau đó, các Message Call lại bổ sung dữ liệu đầu ra để sử dụng trong lần kế tiếp.

Tương tự như khởi tạo hợp đồng, trong quá trình triển khai Message Call nếu đã hết Gas, giao không hợp lệ sẽ kéo theo việc người ban đầu không đưa hoàn trả phí Gas. Ngoài ra, lượng Gas chưa dùng tới đều được tiêu thụ. Đồng thời, trạng thái sẽ revert trước thời điểm chuyển số dư.

Các bản cập nhật của Ethereum vẫn chưa cho phép ngăn revert mà không phải tiêu tốn hết số Gas cung cung cấp. Ở phiên bản trước, lượng Gas hầu như không hoàn lại cho người dùng. Tuy nhiên với phiên bản Byzantium bổ sung một số đoạn mã revert, hợp đồng có thể dừng thực thi, revert chuyển đổi trạng thái mà không cần đến lượng Gas sót lại.

  • Cơ chế hoạt động của máy ảo máy ảo EVM (Ethereum Virtual Machine)
Máy ảo EVM của Ethereum cần Gas để duy trì hoạt động, triển khai quy trình tính toán
Máy ảo EVM của Ethereum cần Gas để duy trì hoạt động, triển khai quy trình tính toán

Máy ảo EVM của Ethereum cần Gas để duy trì hoạt động, triển khai quy trình tính toán. Chính bởi vậy, số lượng tính toán vẫn bị phụ thuộc vào lượng Gas. Cấu trúc của hệ thống máy ảo này tương tự như các ngăn xếp.

Theo đó, từng ngăn xếp trong máy ảo EVM thường chỉ đạt kích thước từ 256 đến 1024 bit. Bộ nhớ của máy ảo cho phép lưu dữ liệu thành hàng loạt mảng byte. Nếu muốn bộ nhớ hoạt động không ổn định có nghĩa dữ liệu rất khó có thể lưu trữ trong dài hạn.

Storage trong hệ thống máy chủ EVM giữa vai trò duy trì trạng thái. Bên cạnh đó, máy ảo này còn tiến hành lưu mã theo cách thức riêng. Trong đó, bộ phận ROM ảo sở hữu thiết kế đặc biệt cho phép truy cập theo từng lệnh đặc thù.

5 Lĩnh vực kinh tế tiềm năng có thể ứng dụng mạng Ethereum 

Cùng với Bitcoin, mạng Blockchain của Ethereum hứa hẹn sáng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ tài chính cho đến thương mại năng lượng.

  • Tài chính ngân hàng
Mạng Ethereum đã và đang kiến tạo một nền tài chính thông minh
Mạng Ethereum đã và đang kiến tạo một nền tài chính thông minh

Hiện nay, mạng Ethereum cho phép thực hiện phát hành chứng khoán kỹ thuật số với tốc độ cực nhanh. Bên cạnh đó còn phải kể đến mức chi phí thấp, khả năng tùy biến linh hoạt. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể thực hiện tùy chỉnh hệ thống công cụ tài chính theo nhu cầu của mình. Nhằm mục đích tiếp cận tiết ràng với các đối tác, giảm bớt đi phần nào rủi ro trong quá trình phát hành.

Một báo cáo mới đây do Jupiter Research đã chỉ ra rằng, việc ứng dụng Blockchain có thể giúp các ngân hàng nhận hàng tỷ USD với số lượng lớn, thời xử lý nhanh. Cụ thể theo dự đoán của họ thì vào năm 2030, giá chuyển khoản đa quốc gia có thể đạt 27 tỷ USD, giảm ít nhất 11% chi phí nếu ứng dụng công nghệ Blockchain.

Mạng Ethereum đã và đang kiến tạo một nền tài chính thông minh, hoạt động hiệu quả với mức phí thấp. Theo đó mức phí sẽ trả ít nhất 10 lần so với công nghệ mà hệ thống tài chính tập trung hiện thời đang áp dụng.

  • Thương mại quốc tế 
Ứng dụng công nghệ Blockchain của mạng Ethereum doanh nghiệp sẽ rút ngắn thời gian giao dịch
Ứng dụng công nghệ Blockchain của mạng Ethereum doanh nghiệp sẽ rút ngắn thời gian giao dịch

Quá trình luân chuyển hàng hóa, tiền xuyên biên giới phiện vẫn phải trải qua nhiều khâu thủ tục phức tạp. Nói chung hệ thống hiện hành vẫn bị phụ thuộc vào hồ sơ giấy, quy trình kiểm duyệt nhiêu khê. Trong trường hợp này doanh nghiệp chính là bên bị thiệt hại nhiều nhất, khi thời gian chờ thanh toán quá lâu rủi ro đương nhiên sẽ tăng. Không chỉ ở biến động chênh lệch tỷ giá mà còn nhiều vấn đề liên quan khác.

Khi ứng dụng công nghệ Blockchain của mạng Ethereum doanh nghiệp sẽ rút ngắn thời gian giao dịch. Toàn bộ quy trình thanh toán đều diễn ra an toàn vì chỉ bên được ủy quyền mới có quyền thực hiện trao đổi dữ liệu, kiểm tra thông tin giao dịch, truy cập để theo dõi hồ sơ giao dịch.

  • Chuỗi cung ứng toàn cầu 

Đây là nền kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mọi quốc gia. Trong chuỗi cung ứng này luôn chứa nguồn dữ liệu thông tin khổng lồ từ phía các nhà cung cấp, sản xuất, hệ thống phân phối và cả cả khách hàng tiêu dùng.

Công nghệ lưu trữ dữ liệu Blockchain của Ethereum hoàn toàn đủ sức hỗ trợ khâu hậu cần thúc đẩy quy trình kinh doanh diễn ra nhanh và hiệu quả. Từ đó tiết giảm chi phí cho chính cơ sở hạ tầng của mạng lưới cung ứng.

Nền tảng cơ sở hạ tầng tích hợp công nghệ Blockchain có khả năng tối ưu hóa quy trình làm việc của mọi bên tham gia. Mặt khác, cơ sở hạ tầng sử dụng chung còn bổ sung tầm nhìn rõ nét hơn cho kiểm toán viên về tình hình hoạt động của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng.

  • Bất động sản
Tài sản kỹ thuật số trên mạng Ethereum đại diện cho tài sản nào trong thế giới thực
Tài sản kỹ thuật số trên mạng Ethereum đại diện cho tài sản nào trong thế giới thực

Ngành thương mại bất động sản luôn chiếm tỷ lệ giao dịch tương đối lớn trong tổng thể hoạt động giao dịch kinh tế toàn cầu. Thông qua việc định giá tài sản ứng dụng công nghệ hiện đại, Blockchain hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều đổi mới cho ngành bất động sản.

Không ít tổ chức lớn trên toàn cầu đã sớm nhận ra tiềm năng to lớn của Blockchain Ethereum khi ứng dụng vào lĩnh vực bất động sản. Theo đó công nghệ này sẽ cho phép mọi đối tượng đều có quyền truy cập vào kho thông tin bất động sản. Đồng thời, lưu lại tất cả thông tin theo thời gian thực. Đặc biệt, những thông tin này sẽ không bị thay đổi với bất kỳ ai nếu chưa được sự cho phép của toàn bộ hệ thống.

Cuốn sổ cái kỹ thuật số Blockchain đủ sức nâng cao hiệu quả hoạt động cơ bản cho ngành thương mại bất động sản giờ vào quy trình tự động hóa. Kết hợp với đó là hệ thống báo thông báo, quyền truy cập, mọi thay đổi được lưu lại theo thời gian thực và có tính bất biến.

Nền tảng điện toán Ethereum có phải là tuổi yêu quy trình giao dịch với loại hình sản phẩm bất động sản, không còn bị phụ thuộc vào bên trung gian. Theo giới chuyên gia trong ngành, điểm đặc biệt mà mạng Ethereum thổi vào ngành bất động sản chính là đã token hóa. 

Có nghĩa những tài sản kỹ thuật số trên mạng Ethereum đại diện cho tài sản nào trong thế giới thực. Khi thực hiện token hóa tài sản, quy trình xử lý dữ liệu, quy định trách nghiệm hoạt động kế toán đều được thực hiện tự động, không bị ảnh hưởng bởi bên thứ 3.

  • Năng lượng
Nhiều tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang ứng dụng công nghệ Blockchain
Nhiều tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang ứng dụng công nghệ Blockchain

Một số ngành khai thác, năng lượng chắc chắn có thể được hưởng lợi lớn khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain của Ethereum. Kể cả ngành khai thác dầu khí truyền thống.

Đơn cử như việc quản lý giao dịch, tinh chế xăng dầu đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên tham khảo. Bao gồm bên trực tiếp khai thác tinh chế, các công ty vận chuyển, hệ thống phân phối bán lẻ và cả sự tham gia của cơ quan quản lý của chính phủ.

Không ít những tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang ứng dụng công nghệ Blockchain. Nhằm tiết giảm chi phí quản lý đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Những tập đoàn này hết sức quan tâm đến mạng Blockchain của Ethereum.

Thách thức mạng Ethereum phải đối mặt 

Mặc dù ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng và giới chuyên gia nhưng Ethereum thực sự vẫn chưa phải là một hệ thống hoàn hảo. Nền tảng điện toán này vẫn đang phải đối mặt với vô số các thách thức.

  • Tình trạng nghẽn mạng và phí giao dịch tăng cao
Phí giao dịch trên Ethereum ngày càng tăng trước tình trạng quá tải của toàn mạng lưới 
Phí giao dịch trên Ethereum ngày càng tăng trước tình trạng quá tải của toàn mạng lưới

Mạng Ethereum đã và đang hỗ trợ cho hàng ngàn dự án tiền điện tử, trò chơi trực tuyến, nền tảng DeFi,.. Trước sự phát triển cực nóng này, mạng Blockchain của Ethereum đang bộc lộ dần một số điểm yếu. 

Chẳng hạn như vào năm 2017, trước sự phổ biến của Crypto Kitties, mạng lưới này đã rơi vào tình trạng quá tải, giao dịch với đồng Ether bị tắc nghẽn. Tốc độ xử lý giao dịch lúc đó chậm rõ rệt. Hệ quả, bên phát triển dự án phải thực hiện tăng phí khi người dùng tham gia trò chơi.

Ngay cả hiện nay vào thời điểm hệ thống tắc nghẽn, phí giao dịch trên Ethereum thậm chí có lúc còn tăng đến 100%. Điều này vô tình làm cản trở quá trình phát triển chung của nền kinh tế vi tập trung DeFi.

  • Nguy cơ hard fork thường trực 
Không một mạng lưới Blockchain lớn nào như Ethereum muốn xảy ra các đợt hard fork
Không một mạng lưới Blockchain lớn nào như Ethereum muốn xảy ra các đợt hard fork

Không một mạng lưới Blockchain lớn nào như Ethereum muốn xảy ra các đợt hard fork. Vì nếu bị phân nhánh, toàn hệ thống mảng sẽ phải thay đổi cách thức hoạt động, cộng đồng người dùng bị chia rẽ.

Trong quá khứ mạng Ethereum từng trải qua đợt hard fork đầy tranh cãi. Cụ thể vào năm 2016 sau cuộc tấn công vào hệ thống của Ethereum gây thiệt hại 50 triệu USD, một nhánh mới của Ethereum đã nổi lên (Ethereum Classic). Mặc dù chỉ đóng vai trò như nhánh phụ nhưng Ethereum Classic giờ đây đã quay lại cạnh tranh với nhanh chính.

  • Tương lại bản cập nhật Ethereum 2.0 chưa rõ ràng
Bản cập nhật Ethereum 2.0 vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển 
Bản cập nhật Ethereum 2.0 vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển

Ethereum hiện vẫn áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) tương tự như mạng Bitcoin. Thuật toán ETH và BTC đang áp dụng từng vấp phải không ít chỉ trích. Bởi để khai thác được một khối ETH hay BTC, đội ngũ thợ đào phải cạnh tranh nhau giải cách bài toán dẫn đến sự tiêu tốn năng lượng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Theo kế hoạch hóa, bản cập nhật Ethereum 2.0 sẽ chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS). Mặc dù Ethereum 2.0 đã khởi chạy vào cuối năm 2020 nhưng đến nay nó vẫn trong giao dịch đầu, chưa thực sự hoàn thiện.

Để Ethereum 2.0 đi vào giai đoạn hoàn thiện, khắc phục các yếu điểm của Ethereum 1.0 thì vẫn còn nhiều thời gian, tiêu tốn cả trăm triệu USD.

Kết luận

Kể từ khi mạng Blockchain Ethereum ra thị trường tài chính phi tập trung DeFi đã bước sang trang mới. Nền tảng này đang hỗ trợ khởi chạy hàng ngàn mã thông báo, hỗn hợp hoạt động cho hàng loạt dự án dApps. Đồng ETH giữ vai trò như đồng tiền chung trong hệ sinh thái Ethereum, sử dụng để chi trả cho phí giao dịch.

Cho đến nay, ETH vẫn trụ vững ở vị trí Altcoin quyền lực nhất thị trường. Giá của đồng tiền này đã có lúc vượt 4.000 USD. Mức vốn hóa 400 (đầu tháng 5/2021) tỷ USD đã giữa ETH thu hẹp đáng kể khoảng cách với BTC. Hy vọng với bài viết về chủ đề Ethereum là gì, bạn đã hiểu thêm nhiều điều thú vị về loại tiền điện tử này!

Mã ID: e468

Đánh giá bài viết