Trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong các báo cáo tài chính của công ty, không khó để bắt gặp thuật ngữ thặng dư vốn cổ phần. Song, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này là gì. Đừng lo lắng, hãy cùng beatdautu.com tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin quan trọng nhé.
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Thặng dư vốn cổ phần (có tên đầy đủ là thặng dư vốn trong công ty cổ phần), được hiểu là khoản chênh lệch mệnh giá cổ phiếu so với giá thực tế phát hành.
Công thức tính thặng dư như thực hiện sau:
Thặng dư vốn cổ phần có giá trị = (giá phát hành – mệnh giá) x số phát hành.
Có thể bạn quan tâm: WACC là gì? Bật mí công thức tính WACC chuẩn không cần chỉnh
Ví dụ về thặng dư vốn cổ phần
Để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về thặng dư vốn cổ phần là gì, hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ sau. Công ty cổ phần M thực hiện phát hành 300.000 cổ phiếu ra thị trường với mệnh giá là 200.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, tổng số tiền sau khi bán cổ phiếu mà công ty sẽ thu được là 60 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình phân phối ra thị trường, nhu cầu cần cổ phiếu cao nên công ty M đã tự động tăng giá cổ phiếu lên 250.000đ/cổ phiếu. Do đó, tổng số tiền sau khi bán hết cổ phiếu đã thu về 75 tỷ đồng.
Như vậy, phần chênh lệch giữa giá ban đầu và mức giá bán thực tế là 15 tỷ. Theo đó, thặng dư vốn cổ phần của công ty M chính bằng 15 tỷ đồng.
Hiểu một cách đơn giản, thặng dư vốn cổ phần chính là số vốn được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần, khác với việc đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc gửi tiết kiệm, chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang ngân hàng.
Khoản thặng dư sẽ được chuyển thành cổ phần, chuyển vào vốn đầu tư của chủ công ty trong tương lai. Thông thường, khoản này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới thời điểm được chuyển đổi thành cổ phần và chuyển vào vốn đầu tư của công ty.
Quy định về thặng dư vốn của công ty cổ phần
Thặng dư vốn của các công ty cổ phần được quy định rất rõ tại Thông tư 19/2003/TT – BTC, cụ thể như sau:
- Các khoản chênh lệch tăng do thực hiện giao dịch mua – bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch xuất phát từ việc hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn sẽ không được hạch toán trong thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, khoản thặng dư sẽ không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp giá bán của cổ phiếu quỹ nhỏ hơn so với giá đã mua vào, hoặc giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá, lúc này phần chênh lệch bị giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ không phải hạch toán trong chi phí.
Đồng thời, phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải là dùng lợi nhuận trước thuế. Nếu nguồn vốn thặng dư cũng không đủ cho việc chi trả này thì cần dùng lợi nhuận sau thuế và quỹ trong công ty để bù đắp.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về khái niệm và cách tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng
Cách tăng và giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Công ty cổ phần được phép tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty theo quy định tại Thông tư 19/2003/TT-BTC thông tư của Bộ Tài chính.
Cách tăng vốn điều lệ thặng dư
Trong 2 trường hợp sau, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được điều chỉnh tăng:
Thứ nhất, là khi kết chuyển phần thặng dư vốn với mục đích tăng vốn điều lệ. Lưu ý, kết chuyển thặng dư vốn cần đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng tính từ giá bán so với giá vốn mua vào trong cổ phiếu quỹ. Lúc này, công ty có thể sử dụng tất cả phần chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ.
Trường hợp thứ hai, nếu chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán, có bổ sung tăng khoản vốn điều lệ.
Xét khi phần vốn của cổ phiếu quý chưa được bán lớn hơn hoặc bằng nguồn vốn, thì công ty sẽ không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn đó.
Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Điều kiện giảm vốn điều lệ là khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do thay đổi ngành nghề kinh doanh, hoạt động với quy mô nhỏ hơn hoặc bị buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ.
Ngoài ra, có thể giảm vốn khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, có số lỗ lũy kế bằng 50% vốn của tất cả các cổ đông trở lên, song chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn cho người chưa biết
Nói tóm lại, thặng dư vốn cổ phần chính là số vốn bắt nguồn từ việc thực hiện phát hành cổ phần. Sau đó được chuyển vào thành cổ phần, kết chuyển vào phần vốn chủ sở hữu đầu tư. Hiểu rõ được điều này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.
Mã ID: td269